Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, cho rằng lãi suất vay mua nhà ở xã hội tăng từ 4,8%/năm lên 6,6%/năm là hợp lý vì để công bằng với lãi suất cho vay đối với người nghèo.
Mặc dù đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, nhưng khi đi làm thủ tục để hoàn thiện hồ sơ mua nhà, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, lại gặp phải khó khăn khi không được nơi họ thường trú xác nhận thực trạng nhà ở.
Nhiều dự án khu đô thị, nhà ở thương mại có quy mô diện tích rất lớn, lên đến hàng chục, hàng trăm ha nhưng hầu như không thấy bóng dáng nhà ở xã hội trong dự án…
Đề án 'Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030' của Chính phủ đem tới hy vọng cho công nhân, người lao động, những đối tượng thuộc diện ưu tiên.
Việc cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành 20% diện tích để xây nhà thương mại được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Bộ Xây dựng vừa nêu quan điểm liên quan đến vấn đề một số doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc có nhu cầu đặt hàng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội về việc mua lại cả tòa nhà để làm ký túc xá cho công nhân.
Bộ Xây dựng vừa nêu quan điểm liên quan đến vấn đề một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc có nhu cầu đặt hàng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội về việc mua lại cả tòa nhà để làm ký túc xá cho công nhân ở.
Các gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng và 120.000 tỉ đồng sẽ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước và cơ quan chức năng phối hợp triển khai nhằm phù hợp với thực tế.
Một thực trạng hiện nay là khi mua nhà ở xã hội thì phải bốc thăm do cung - cầu lệch pha trầm trọng. Để nhà ở xã hội không còn là 'vòng quay may mắn' thì phải tăng nguồn cung, mà muốn làm được điều này thì phải giải quyết được 3 điểm nghẽn cốt tử là thủ tục pháp lý, nguồn vốn và quỹ đất.
TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội (giai đoạn 2021 - 2025), tuy nhiên làm thế nào để thực hiện mục tiêu đó là câu hỏi cần sớm giải đáp.
Trước thông tin không bố trí đủ quỹ đất xây nhà ở xã hội, chủ đầu tư hai dự án nhà ở thương mại tại Bình Dương đã lên tiếng.
Một số gói tín dụng hỗ trợ cho thị trường bất động sản được công bố thời gian qua, nhưng theo nhiều doanh nghiệp, thị trường chỉ tốt lên về mặt thông tin còn động lực trên thực tế vẫn yếu ớt. Căn cứ vào dữ liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm, Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định dòng vốn chưa cải thiện, thị trường chỉ cầm chừng và chính sách chỉ giúp thị trường đẩy rủi ro về tương lai gần.
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và kế hoạch công tác quý II, trong đó có nêu các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP.
Trong giai đoạn 2016-2020, nhiều dự án nhà ở thương mại tại Long An không dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo quy định.
Thủ tướng yêu cầu tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra để tín dụng đi đúng, trúng mục tiêu.
Thủ tướng đề nghị trong lúc khó khăn, các ngân hàng phải chia sẻ với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ngày 2-12, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức Hội thảo 'Cơ chế, chính sách cho vấn đề nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TPHCM theo quan điểm liên kết vùng', với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia đô thị, kiến trúc sư.
Những bất cập trong việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở tái định cư... được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trên diễn đàn Quốc hội chiều nay. Trả lời các nội dung này, Bộ trưởng khẳng định, sẽ thực hiện tổng thể đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bộ trưởng cũng tin tưởng, sẽ thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Việc có 2 hình thức nhà ở đan xen trong 1 dự án bị cho là ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, gây trở ngại cho phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng...
Theo Bộ Xây dựng, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014.
Quy định bắt buộc dự án bất động sản quy mô từ 2 ha trở lên tại đô thị loại đặc biệt và loại I, trên 5 ha tại đô thị loại II phải dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội vẫn tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào thế khó.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết UBND thành phố đã cho ý kiến để gỡ vướng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các dự án 20% nhà ở xã hội
Ngày 24.6, HĐND TP.HCM tổ chức buổi giám sát đối với UBND thành phố về thực hiện Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016-2025.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ yêu cầu Sở Tài chính TPHCM báo cáo rõ số tiền 20% quỹ đất nhà ở xã hội vì có sự nhập nhằng giữa hình thức thu bằng tiền và thu gộp cùng với thuế khi tính tiền sử dụng đất.
Lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quá thấp là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp không mặn mà phát triển phân khúc này.
Ngày 4/5, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, đã có thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi về xử lý vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc xác nhận hoàn tất nghĩa vụ về nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn.
Việc bắt buộc phải xây dựng nhà ở xã hội trong dự án sẽ giảm hiệu quả đầu tư, khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích...
Sự tồn tại 2 loại hình là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại trong cùng một dự án nhà ở đang gây khó khăn cho chủ đầu tư trong công tác kinh doanh, vận hành và khai thác.
Quy định về điều tiết quỹ đất nhà ở xã hội sau gần một năm có hiệu lực không những chưa thể giúp kiến tạo được nguồn cung mới như kỳ vọng, mà vô hình trung còn đẩy doanh nghiệp vào vòng luẩn quẩn...
Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh vừa có báo cáo UBND TP này về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nhà ở.
Giai đoạn 2021-2025, TPHCM dự kiến xây 35.000 căn nhà ở xã hội, vốn đầu tư 37.693 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách điều tiết nhà ở xã hội như hiện nay đang có những bất cập, gây nên rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp kiến nghị được lựa chọn hình thức điều tiết quỹ nhà ở xã hội.
Trong thời gian tới, các chính sách mới sẽ góp phần khơi thông nguồn cung bất động sản, đồng thời lành mạnh hóa thị trường.
Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân.
Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước đây quy trình để chủ đầu tư được chấp thuận đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội không dưới 1 năm, bây giờ làm dưới 3 tháng.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Điều khiến người dân đặc biệt quan tâm trong dự thảo lần này đó là dự thảo đã loại bỏ đối tượng vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.