Để người lao động làm giàu trên quê hương mình, không phải cuốn về trung tâm đô thị chật chội

Sáng 8/11, thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, sự đứt gẫy của các chuỗi cung ứng và dòng người lao động hồi hương từ dịch bệnh đã cho thấy một cách tiếp cận mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.

Triển khai Nghị định số 35/2022/NĐ-CP: Cơ hội cho các khu công nghiệp phát triển bền vững

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, là động thái chính sách thiết thực, kịp thời, phù hợp tình hình khách quan nhằm mục đích hoàn thiện và tạo đà cho tiến trình xây dựng một hành lang pháp lý, góp phần hình thành những khu công nghiệp chuyên biệt, hiện đại, xanh, sạch và đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Dù được đánh giá là mang tính đột phá, thiết thực, lược bỏ tương đối các thủ tục hành chính rườm rà... nhưng, theo các chuyên gia việc thực hiện, triển khai Nghị định số 35/2022/NĐ-CP vẫn có nhiều điểm cần được giải đáp, tháo gỡ.

Sửa quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế: Sẵn sàng đón 'đại bàng'

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng kỳ vọng, với việc sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP (về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế) một cách toàn diện sẽ tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ hơn nữa những nhà đầu tư lớn, dự án có chất lượng cao…

Tiêu chuẩn nào cho khu công nghiệp sạch?

Thời gian qua, nhiều khu công nghiệp (KCN) sạch đã được đầu tư, thành lập ở một số địa phương như Hà Nội, Hưng Yên… Đây là tín hiệu tốt cho phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam, tuy nhiên, đến nay, Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn hay hành lang pháp lý nào quy định cụ thể các tiêu chí về KCN sạch.

Mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ: Cho làm nhưng thiếu hướng dẫn

Mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP, nhằm góp phần giải quyết vấn đề nhà ở và cung cấp các tiện ích xã hội khác cho hàng vạn người lao động tại nhiều các khu công nghiệp. Đáng tiếc sau hơn ba năm nghị định được ban hành chưa có một khu công nghiệp nào được cấp phép cho chuyển đổi từ khu công nghiệp hiện có sang mô hình mới này mặc dù đã có hồ sơ xin chuyển đổi, do chưa có quy định hướng dẫn.

Một tình huống nhạy cảm với quản trị nhân sự

Dịch bệnh bùng phát, một số doanh nghiệp đối mặt với việc phải bảo toàn nhân sự để duy trì hoạt động. Nhiều doanh nghiệp ở khu công nghiệp đã chọn phương án cho người lao động ở lại nơi làm việc. Đây là việc ít khi xảy ra, cũng là một tình huống nhạy cảm, đồng thời còn là vấn đề với công tác quản trị nhân sự.

Cần có luật để quản lý khu công nghiệp

Hiện nay, cả nước có gần 350 khu công nghiệp (KCN), trong đó gần 280 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN đóng góp khá lớn cho GDP của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có Luật KCN. Vì vậy, Đồng Nai cũng như nhiều tỉnh, thành khác có công nghiệp phát triển đều mong sớm có Luật KCN để vận hành tốt hơn.

Nhà máy xử lý nước thải giống như công viên sinh thái

Là khu công nghiệp tiên phong xây dựng theo mô hình sinh thái, khu nhà máy xử lý nước thải của khu đã được chủ đầu tư - CTCP Shinec xây dựng theo mô hình hai trong một.

Hiến kế phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Có 3 nhóm vấn đề nhận được nhiều kiến nghị của chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý để phát triển khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trong thời gian tới.

Năm khu công nghiệp được chọn làm khu công nghiệp sinh thái

Dự án được thực hiện trong 36 tháng và 5 nơi được chọn là các khu công nghiệp Đình Vũ (DeepC – Hải Phòng), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Amata (Đồng Nai), Hiệp Phước (TP.HCM), Trà Nóc (Cần Thơ).

Bất động sản công nghiệp: Định hình con đường mới

Nếu như trước đây bất động sản công nghiệp được hiểu là 'xây tường, cắt đất cho thuê', thì nay phát triển bất động sản công nghiệp phải hướng tới những hệ sinh thái khu công nghiệp tầm cỡ.