Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã nhận được phản ánh của một số địa phương về tình trạng này nhiều trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động. Đây là hành vi vi phạm nguyên tắc 'trung thực' theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động. Đây là trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
Lao động giúp việc gia đình đóng góp quan trọng cho xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết yếu cho gia đình và hộ gia đình, nhưng họ vẫn chưa được đánh giá đúng mức.
Trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm nguyên tắc 'trung thực' nên hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội…
Báo cáo Biến việc làm thỏa đáng thành hiện thực cho lao động giúp việc gia đình: Tiến bộ và triển vọng tại châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy sau 10 năm kể từ khi Công ước 189 về lao động giúp việc gia đình năm 2011 được thông qua, phần lớn lao động giúp việc gia đình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động quốc gia. 84,3% trong số họ vẫn làm các công việc phi chính thức.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trong khu vực đưa lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động. Tuy nhiên, thách thức mà Việt Nam phải đối diện là làm thế nào để tăng cường tuân thủ luật pháp và thu hẹp khoảng cách giữa các biện pháp bảo vệ quy định trong luật và trải nghiệm thực tế của lao động giúp việc gia đình.