Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.
Cục Xuất nhập khẩu ban hành công văn đề nghị các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O ưu đãi thực hiện một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cùng cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ nhận được cảnh báo của Bộ Công thương về vấn đề xuất xứ hàng hóa.
Có tình trạng doanh nghiệp gian lận trong kê khai, làm giả chứng từ để gian lận xuất xứ, đặc biệt đối với một số loại hạt, mặt hàng tấm gỗ ghép, mặt hàng điện tử,...
Để phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa và đảm bảo các lô hàng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được hưởng ưu đãi thuế quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã ban hành công văn đề nghị các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O ưu đãi thực hiện một số nội dung nhằm đẩy mạnh kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đề nghị cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu có nguy cơ gian lận xuất xứ như linh kiện ô tô, các sản phẩm sắt, thép, hương (nhang) và các nguyên liệu làm hương, linh kiện ô tô, máy móc, thiết bị điện… là một nội dung trong công văn của Cục Xuất nhập khẩu gửi các đơn vị được ủy quyền cấp C/O.
Hàng Việt Nam xuất khẩu chọn ghi 'Product of Vietnam' hay là 'Made in Vietnam'?..
Hàng hóa xuất khẩu cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 về xuất xứ hàng hóa.
Theo dự thảo Thông tư 'Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len', việc tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương Quốc Anh và từ Việt Nam được quy định tại Điều 24 và 25.
Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 974/TCHQ-GSQL hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về thủ tục nhập khẩu bao bì để đóng gói hàng hóa.
Để trốn tránh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật, có hiện tượng hàng Trung Quốc 'đội lốt' Việt Nam để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp đã có các hành vi gian lận xuất xứ để được hưởng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu. Hàng loạt mặt hàng, doanh nghiệp đã bị hải quan vạch trần thủ đoạn.
Tổng cục Hải quan cho biết, lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định, thời gian qua đã nổi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu. Dù ngành hải quan đã triển khai chuyên đề chống gian lận xuất xứ, nhưng diễn biến vẫn phức tạp.
Tính đến tháng 6/2020, toàn ngành Hải quan đã thực hiện kiểm tra, điều tra xác minh 76 vụ việc, phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an điều tra 01 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ.
Một doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh tại TP.HCM đã cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) giả cho khoảng 30 DN thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
y là thông tin được Tổng cục Hải Quan chia sẻ trong buổi họp báo chuyên đề về 'Hoạt động kiểm tra, điều tra phòng chống gian lận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu' vừa diễn ra chiều nay 6/7.
Thời gian qua, tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu có chiều hướng gia tăng, trong khi đó, công tác đấu tranh ngăn chặn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các quy định điều chỉnh lĩnh vực này chưa rõ ràng, còn chồng chéo, khó áp dụng trong thực tiễn.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Mục tiêu của sự theo dõi này là để lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường, giúp các bộ ngành liên quan kịp thời xác minh, kiểm tra xem có vấn đề gian lận xuất xứ hay không.
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp...
Năm 2019, người tiêu dùng thật sự bức xúc trước nhiều vụ việc hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt chấn động dư luận như Asanzo bán hàng Trung Quốc, Seven.AM cắt mác Trung Quốc...
Đây là nhận định của Tổ công tác của Thủ tướng trong báo cáo gửi Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương và và kết quả hoạt động của Tổ công tác tháng 11 năm 2019.
Các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng, với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Thời gian qua, tình hình vi phạm xuất xứ hàng hóa ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Vụ việc bắt giữ và lưu tại Việt Nam hàng triệu tấn nhôm của Trung Quốc chờ xuất đi Mỹ không phải mặt hàng duy nhất mà Việt Nam có nguy cơ bị lẩn tránh thuế từ Trung Quốc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ngày 1/11 cho biết Chính phủ chưa nhận được báo cáo của Bộ Tài chính về vụ Asanzo.
Phần lớn hàng hóa xuất xứ Việt Nam được hưởng miễn, giảm thuế nhập khẩu khi xuất khẩu sang các nước có ký kết FTA. Vì vậy, nhiều DN đang tìm cách gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam để được ưu đãi, lợi thế thương mại một cách bất hợp pháp.
Thời gian qua, ngành Hải quan đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan chức năng xác định Asanzo không có dây chuyền lắp ráp tivi hiện đại như quảng cáo, có dấu hiệu vi phạm về lừa dối khách hàng, giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và trốn thuế
Sáng 28-10, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan đã chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ, ngành về kết quả kiểm tra, xác minh các nghi vấn, sai phạm liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.
Theo báo cáo kết quả kiểm tra của Tổng cục Hải quan, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo và nhãn hiệu Asanzo có dấu hiệu vi phạm với nhiều yếu tố.