Chiều 26-9, TAND tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Mai Tuấn (1975, trú TP Hồ Chí Minh) tổng cộng 26 năm tù về 2 tội: 'Mua bán trái phép chất ma túy', 'Tàng trữ trái phép chất ma túy' và bị cáo Nguyễn Văn Nghĩa (1985, trú TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) 18 năm tù về tội: 'Mua bán trái phép chất ma túy'.
Ngày 26/9, TAND tỉnh Kon Tum đã đưa ra xét xử đối với với Nguyễn Thành Huy và Nguyễn Huy Đăng về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy' và 'Tàng trữ trái phép chất ma túy'.
Từ đầu năm đến nay, nhờ tăng cường các biện pháp phòng, chống nên dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội cơ bản được khống chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, người dân tái đàn vật nuôi. Việc này sẽ giúp bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường các tháng cuối năm.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang tác động tiêu cực đến lĩnh vực chăn nuôi. Để bảo đảm nguồn cung cho thị trường phục vụ nhân dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh, nhất là vào dịp cuối năm 2021, cũng như Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã… triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn.
Hiện nay cơ bản ngành chăn nuôi vẫn cung ứng đủ nhu cầu trong nước. Nếu dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế khôi phục vào cuối tháng 9, ngành chăn nuôi có thể hồi phục trong tháng tiếp theo và đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài hơn thời gian dự kiến này thì nguồn cung sẽ giảm khoảng 20% đến Tết Nguyên đán.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và TP thực hiện giãn cách xã hội, khiến hàng loạt cơ sở giết mổ (CSGM) gia súc, gia cầm trên địa bàn TP phải tạm dừng hoạt động. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn cung thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, mà còn gây bất ổn thị trường, đòi hỏi cơ quan chuyên môn cần sớm có phương án trong tình hình mới.
Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 50 chuỗi liên kết đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Thành phố cũng sẽ hình thành hệ thống chợ đầu mối để kiểm soát được đầu vào, nguồn gốc cũng như kiểm soát được an toàn thực phẩm (ATTP).
Sáng 17-6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cùng Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về 'Kết quả triển khai thực hiện Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch phát triển chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025'.
Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đang diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân. Thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, ngành Nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi cần thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Khoảng 2 tuần nay, nắng nóng xuất hiện trên diện rộng, trong khi đó bệnh Dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu, bò vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi đang chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và ứng phó với nắng nóng.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn TP, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4 hộ thuộc 3 xã của 4 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, làm chết và buộc phải tiêu hủy 233 con lợn, với tổng trọng lượng là 6.793kg.
Miền Bắc đang đón đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa Hè năm nay, với nền nhiệt độ dự báo lên tới 39 độ C, kéo dài cả tuần liên tục. Để bảo vệ đàn vật nuôi, giảm thiểu rủi ro, những ngày qua, nông dân Hà Nội đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm.
Hiện nay, nhằm kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các lò giết mổ cung cấp ra thị trường, các ngành chức năng của thành phố Hà Nội đã, đang tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu dân cư.
Nhiều cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ vẫn hoạt động trong khu vực dân cư; nhiều tiểu thương vẫn chở thịt lợn tiêu thụ tại các chợ dân sinh bằng xe máy, không che đậy… Mùa hè đang đến, nguy cơ dịch bệnh tăng cao, vậy đâu là giải pháp để kiểm soát sản phẩm thịt lợn trên thị trường?
Thời gian qua, lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, xu hướng thị trường và bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ.
Thời gian qua, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và cả nền kinh tế. Trong khi đó, công tác quản lý thú y tiếp tục bộc lộ những bất cập, như: Thiếu cán bộ thú ý cơ sở hoặc chuyên môn yếu; cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn nhiều; công tác kiểm soát thú y chưa được thực hiện nghiêm... Đây cũng chính là những 'điểm nghẽn' cần sớm tháo gỡ nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản lý thú y trong thời gian tới.
Ngành Nông nghiệp Thủ đô đã, đang tập trung cơ cấu lại lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, quy mô lớn. Nhờ vậy, tiềm năng diện tích mặt nước đã được khai thác có hiệu quả, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Phát triển chăn nuôi không chỉ bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng từ 4,2% trở lên của ngành Nông nghiệp Thủ đô trong năm 2021. Với ưu thế đã được khẳng định, thời điểm hiện tại, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi theo hướng phát triển tập trung, quy mô lớn.
Quý I/2021, ngành nông nghiệp Hà Nội đạt mức tăng trưởng 2,51%, đóng góp quan trọng vào mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn TP.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản vẫn xảy ra tại một số địa phương, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân... Để phòng, chống dịch bệnh thủy sản hiệu quả, các địa phương đang tập trung xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, nuôi trồng theo hướng an toàn, VietGAP, GlobalGAP...
Thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn nên nguy cơ bùng phát vẫn rất cao. Thúc đẩy việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây chính là 'chìa khóa' để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường bấp bênh nhưng ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn để tái đàn, chờ đón cơ hội sau dịch.
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân các địa phương trên địa bàn Hà Nội tập trung đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn gia súc, gia cầm, bước vào vụ chăn nuôi mới. Ngành Nông nghiệp Thủ đô khuyến cáo người dân cần cân đối cung - cầu, tránh tái đàn ồ ạt. Mặt khác, mùa xuân, thời tiết mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nên việc tái đàn phải gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi. Xác định những khó khăn trước mắt, ngành chăn nuôi Hà Nội đã và đang tập trung nhiều giải pháp, quyết tâm không để dịch chồng dịch.