Ngay sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, lượng rau quả xuất sang nước này đã tăng mạnh, đẩy giá thu mua nhiều loại nông sản tăng vọt. Điển hình, giá sầu riêng và thanh long Việt Nam hiện tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm năm ngoái giúp nông dân khai xuân phấn khởi.
Sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19, nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu sang thị trường này.
Những ngày qua, nông dân miền Tây Nam bộ vui mừng vì nhiều loại trái cây chủ lực xuất khẩu như sầu riêng, thanh long, dừa... tăng giá mạnh. Thậm chí nhiều loại trái cây có mức giá cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá thanh long ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg. Thị trường Trung Quốc tiếp tục 'hút hàng' giúp thanh long giữ được giá ở mức cao và ổn định từ trong Tết đến nay.
Trung Quốc quyết định bỏ chính sách 'zero Covid-19' đã lập tức có tác động tích cực trong xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam vào quốc gia tỉ dân này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay, đó là việc sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn nên chủ động giữ an toàn phòng dịch.
Sau hơn 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, nhiều nhà vườn ở khu vực miền Tây Nam bộ vui mừng khi nhiều loại nông sản tăng giá, dễ bán hơn. Từ những loại trái cây thông thường như cam ổi xoài cho tới những cây công nghiệp ảnh hưởng tới hàng ngàn hộ dân là mít Thái, sầu riêng hay thanh long đều có giá cao.
Trong bối cảnh giá xăng dầu, chi phí logistics tăng cao lại thêm chi phí thông quan tăng đột biến đang khiến doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc kêu trời.
Khi nguồn cung nhiều, nông sản rớt giá, đến thời điểm giá bán tăng cao thì người nông dân lại không có hàng để bán. Đó là nghịch lý trong sản xuất nông sản chưa thể tháo gỡ, vẫn biết giá cả là do thị trường quyết định nhưng nếu sản xuất gắn với chất lượng, đầu ra thì chắc chắn những câu chuyện như nông dân phải 'nuốt đau' để chặt bỏ cây trồng mà mình chăm bón bấy lâu sẽ ít xảy ra hơn.
Giá thanh long đầu vụ loại 1 lên tới 27.000 đồng/kg, tuy nhiên, sản lượng không có nhiều. Dự kiến, hàng sẽ vẫn hiếm và giá thanh long sẽ còn tăng.
Đa số thương nhân nước ngoài đến Long An mua thanh long đưa về nước, họ là người làm ăn kiếm lời. Họ hiểu thị trường chúng ta quá sâu, trong khi ta hiểu thị trường của họ quá ít
Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An cho biết, thanh long Việt Nam hiện có diện tích khá lớn, sản lượng hằng năm khoảng 700.000 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, người trồng thanh long luôn gặp quả đắng vì nhiều nguyên nhân. Muốn thanh long phát triển bền vững, xuất khẩu tốt, ngành nông nghiệp, ngành công thương, người trồng thanh long phải mạnh dạn đổi mới phối hợp tốt để tìm hướng đi cho trái thanh long.
Trong khi lượng xe từ phía Trung Quốc sang Việt Nam luôn ở mức khá cao thì ngược lại từ Việt Nam thông quan sang Trung Quốc rất thấp. Điều này khiến lượng xe vận chuyển hàng hóa bị tồn đọng ở biên giới chờ xuất sang Trung Quốc vẫn khá lớn.
Có thời điểm giá cước vận tải tăng đến 5 lần khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì chi phí vận chuyển tăng theo.
Giá vật tư nông nghiệp chưa có chiều hướng giảm thì mới đây giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nông sản ở Đông Nam Bộ gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau đại dịch.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn đã thông báo tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian thực hiện từ ngày 16/2 đến hết ngày 25/2.
Từ ngày 16-25/02, Long An có khoảng 1.000 tấn thanh long sẽ vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, Long An lại gặp khó trong tiêu thụ thanh long sau thông báo tạm ngừng tiếp nhận phương tiện vận chuyển hoa quả tươi lên cửa khẩu.
'Kẹt đường' trong ngắn hạn, nông sản khu vực ĐBSCL hiện đang nhờ các đơn vị phân phối đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường TPHCM. Tuy nhiên, trong dài hạn, bài toán lớn cần phải giải quyết không đơn giản chỉ là kênh phân phối giữa vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ.
Sở Công Thương vừa có công văn gửi các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ; các hệ thống siêu thị Co.opmart, Bách Hóa Xanh; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về việc hỗ trợ tiêu thụ thanh long xuất khẩu của tỉnh Long An.
Chờ thông quan không được, xe buộc phải về bán đổ bán tháo ở nội địa. Đợt này, mỗi container chủ hàng lỗ từ 400 - 500 triệu.
Nông sản quay lại sân nhà cần được đầu tư bài bản thay vì chỉ là nơi tiêu thụ tạm thời khi xuất khẩu bị trục trặc
Vừa qua các thương lái đồng loạt bỏ cọc, ngưng thu mua thanh long và chấp nhận đền 3.000 đồng/kg cho nông dân nên các kho chứ thanh long cũng đồng loạt đóng cửa.
Những ngày qua, thanh long không thể xuất sang thị trường Trung Quốc khiến việc tiêu thụ thanh long gặp rất nhiều khó khăn. Tại Long An hiện có khoảng 6.000 tấn còn tồn kho vì chưa có đầu ra, thì từ nay đến tết, tỉnh tiếp tục có khoảng hơn 20.000 tấn thanh long đến kỳ thu hoạch khiến nhiều địa phương đang rất 'đau đầu' tìm kiếm đầu ra.
Giá thanh long tại vườn chỉ còn từ 2.000-4.000 đồng/kg, tại các điểm bán hỗ trợ chỉ từ 4.000-10.000 đồng/kg.
Sở Công Thương Long An đề nghị các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ tiêu thụ thanh long, góp phần hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
Trước tình hình xuất khẩu khó khăn như thời gian qua, Hiệp hội thanh long tỉnh Long An kêu gọi các hệ thống siêu thị và kênh phân phối góp tay giúp tiêu thụ thanh long cho người nông dân bằng giá thành sản xuất.
Trong bối cảnh tiêu thụ thanh long gặp khó do phía Trung Quốc siết chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND các tỉnh vùng trồng thanh long phối hợp triển khai một loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ thanh long.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến từ nay đến hết Tết Nguyên đán có tới 300.000 tấn thanh long cần tiêu thụ. Trong khi đó, vẫn còn một lượng lớn thanh long ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc.
Do đơn hàng xuất khẩu trái cây nói chung và thanh long nói riêng sang thị trường Trung Quốc dịch chuyển từ đường bộ sang đường biển, tình trạng khan hiếm vỏ container lạnh đã xảy ra. Điều này khiến giá cước thuê từ 60-70 triệu đồng nhảy vọt lên 200 triệu đồng/container.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), quý I/2022, cả nước có khoảng 300.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch, cần kết nối tiêu thụ. Trong khi đó, phía Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu từ ngày 29/12/2021 đến 26/1/2022. Do đó, các vùng trồng trọng điểm đang chịu áp lực lớn về tiêu thụ thanh long từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Hàng trăm nghìn tấn thanh long đang cần tiêu thụ trong quý I/2022, trong khi thị trường Trung Quốc gần như đóng cửa. Trái thanh long Việt Nam đang ở vào tình thế 'nước sôi, lửa bỏng', cần nhanh chóng chủ động phương án tiêu thụ, nếu không công sức, tiền của của người nông dân sẽ 'đổ sông đổ bể'.
Khoảng 300.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch, Trung Quốc lại tạm dừng nhập khẩu. Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói Bộ NN-PTNT sẽ cố gắng hết sức để kết nối tiêu thụ, nhưng địa phương cũng phải chủ động, đừng ngồi chờ 'sung rụng'.