Cho thuê tài chính là kênh cung cấp vốn trung, dài hạn phổ biến tại nhiều nước phát triển nhưng ở nước ta thị phần còn rất khiêm tốn. Cuối năm 2023, tổng dư nợ cho thuê tài chính đạt 45 - 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,34% tổng dư nợ tín dụng, với 15 nghìn khách trong tổng số 800 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.
Thay đổi về công nghệ đang mở thêm những thị trường mới, sản phẩm mới cho lĩnh vực cho thuê tài chính.
Thị trường cho thuê tài chính còn nhiều tiềm năng phát triển vì tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc top đầu thế giới. Điều này kéo theo nhu cầu về thuê tài sản rất lớn, nhất là khi cả nước có gần 1 triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Chuyên gia tài chính Phạm Xuân Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho biết, cho thuê tài chính tại Việt Nam đang phải phải đối mặt với nhiều thách thức về pháp lý, rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành.
Các ngân hàng quảng cáo lãi vay thấp nhưng doanh nghiệp phản ánh vẫn đi vay với lãi suất lên tới 11,5%/năm, thậm chí cao hơn nửa đầu năm ngoái. Điều này khiến lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng phải chia sẻ một cách thực chất.
Mặc dù được đánh giá rất nhiều tiềm năng, song dư nợ cho thuê tài chính của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,33% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nhiều rào cản pháp lý cần tháo gỡ để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả.
Khuyến nghị tại hội thảo 'Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi phát triển cho thuê tài chính ở Việt Nam', sáng 17/7, ông Nguyễn Thiều Sơn - Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST cho rằng: Cần xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, chặt chẽ cho các công ty cho thuê tài chính thực hiện an toàn, hiệu quả.
Cho thuê tài chính được xem như 'cánh cửa' mở ra cơ hội huy động vốn trung - dài hạn cho doanh nghiệp; trong đó nguồn vốn được tài trợ có thể lên tới 90%, thậm chí 100% giá trị tài sản thuê mà không yêu cầu tài sản bảo đảm.