Liệt sĩ Phan Đình Giót - Người anh hùng lấp lỗ châu mai

Trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã xuất hiện biết bao tấm gương dũng cảm, mưu trí 'gan không núng, chí không mòn'. Ngay trong ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch, anh hùng Phan Đình Giót đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 11-4-1954, hai bên ra sức củng cố trận địa

Điện Biên Phủ: Ngày 11-4, chỉ diễn ra những cuộc chiến lẻ tẻ. Cả quân địch và quân ta đều phải dồn mọi nỗ lực vào việc củng cố chỗ đứng chân trên trái đồi, bom đạn đã hủy diệt toàn bộ các công sự chiến đấu cũng như chỗ ẩn náu.

Gập ghềnh xuất bản điện tử

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thay đổi trong thói quen của độc giả đang buộc các nhà xuất bản (NXB) phải thay đổi. Số lượng NXB tham gia xuất bản điện tử và nhà phát hành xuất bản phẩm điện tử đã nhiều hơn.

'Góc nhìn đa chiều...' của Phạm Xuân Trường

Góc nhìn đa chiều trong sáng tạo văn học, nghệ thuật' là tập phê bình, tiểu luận được thực hiện công phu trong nhiều năm của Đại tá, nhà văn Phạm Xuân Trường (sinh năm 1974 tại Hải Phòng), Tổng Biên tập, Giám đốc NXB Quân đội nhân dân.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 9-4-1954, ta bắn rơi chiếc máy bay C119

Súng phòng không 12,7mm của ta đã bắn rơi chiếc máy bay C119. Đây là chiếc máy bay hai thân đầu tiên của địch bị quân ta bắn rơi ở Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu Phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), từ hôm nay, Báo Nhân Dân mở chuyên mục

Điện Biên Phủ, ngày 7-4-1954, địch điều động thêm lực lượng tăng viện

Về phía địch: Máy bay trinh sát của Mỹ bay trên bầu trời Điện Biên Phủ để nghiên cứu điều kiện thực hiện kế hoạch 'Diều hâu' và thả dù tăng viện Tiểu đoàn dù thuộc địa số 2.

Điện Biên Phủ, ngày 6-4-1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch tổ chức hội nghị sơ kết đợt 2

Về phía ta: Ngày 6-4, hội nghị kiểm điểm đợt tiến công thứ hai trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được triệu tập. Yêu cầu đặt ra cho cuộc họp lần này là làm cho cán bộ nhận ra ý nghĩa thắng lợi, đồng thời thấy được hết ưu điểm, khuyết điểm trong đợt chiến đấu vừa qua.

Điện Biên Phủ, ngày 5-4-1954, chiến trường ngớt tiếng súng

Ngày 5-4, trong lúc Bộ chỉ huy mặt trận chỉ thị tạm ngừng những trận chiến đấu trên Đồi A1, nhìn chung trên toàn bộ chiến trường Điện Biên Phủ, mặt đất phía Đông đã ngớt tiếng súng, nhưng ở phía Tây các đơn vị vẫn tiếp tục đào hào, đánh lấn nhằm chiếm hẳn sân bay, cắt đứt dạ dày tiếp tế của địch.

Điện Biên Phủ, ngày 3-4-1954, phạm vi chiếm đóng của địch bị thu hẹp

Sau năm ngày chiến đấu, đợt tiến công thứ hai của quân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng. Ở phía Đông ta đã chiếm được bốn ngọn đồi hiểm yếu.

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh 'mặt đối mặt'.

Các nhà xuất bản kiếm được bao nhiêu khi làm sách điện tử?

Với 24/57 nhà xuất bản tham gia xuất bản và phát hành điện tử, doanh thu từ mảng này trong năm qua đạt hơn 9 tỷ đồng.

Á hậu Phạm Thị Ngọc Thanh: Muốn sống như đóa hướng dương

Trong các loài hoa, Á hậu Phạm Thị Ngọc Thanh yêu thích hướng dương bởi sự kiên cường, kiêu hãnh. Và cô muốn mình sống như đóa hướng dương – luôn ngẩng cao đầu quay về phía mặt trời.

Hà Nội: Gắn biển phố mang tên nhà thơ Thâm Tâm

Ngày 20-1, UBND quận Cầu Giấy, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ gắn biển tên phố Thâm Tâm.

Cuốn sách tôi chọn: 'Lính Miền Đông' - câu chuyện về người lính trong cuộc chiến trên núi Bà Rá

Viết về những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân và lực lượng vũ trang Phước Long nói riêng và miền Đông anh dũng nói chung, tiểu thuyết 'Lính miền Đông' của nhà văn Bùi Thị Biên Linh ngay khi vừa ra mắt đã gây ấn tượng với độc giả bởi nó đã tái hiện lại một cách chân thực cuộc chiến đấu của những người chiến sĩ trên đỉnh núi huyền thoại Bà Rá.

Đau một tí... nhưng ăn một bàn cũng sướng

Sau ngày giải phóng Thủ đô, Cơ quan Tổng cục Chính trị cơ động về Hà Nội. Ban Chủ nhiệm Tổng cục và nhiều cơ quan, đơn vị của Tổng cục ở trong thành (trụ sở Bộ Quốc phòng ngày nay).

Cuốn sách tôi chọn: Những câu chuyện về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng với 53 năm tuổi đời, 30 năm tuổi Đảng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có một cuộc đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, với một phong cách giản dị đậm chất nông dân, với một tính cách trung thực và thẳng thắn, một lối sống nghĩa tình trọn vẹn và nhất là một trái tim nhiệt huyết công hiến cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân. Cũng chính vì vậy, mà hình ảnh của ông vẫn luôn là một tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.

Người lính và chiến tranh cách mạng vẫn là những đề tài sinh động

Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về số lượng sáng tác văn học nghệ thuật nói chung, công chúng cũng đón nhận được ngày càng nhiều sáng tác về đề tài 'Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng'.

Ra mắt sách: 'Hồi ức sáng tác và các tác phẩm âm nhạc' của Đại tá, nhạc sĩ Trọng Loan

Ngày 16/12 tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Trọng Loan (16/12/1923 – 16/12/2023), gia đình và bạn bè thân thiết của ông đã biên soạn và giới thiệu đến công chúng cuốn sách 'Hồi ức sáng tác và các tác phẩm âm nhạc' để tưởng nhớ và tri ân những cống hiến của nhạc sĩ đối với nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Hoa Ê miêng nở giữa Trường Sơn

Tập sách 'Hoa Ê miêng' (NXB Quân đội nhân dân, 2023) vừa xuất bản tái hiện một cách chân thực, sinh động cuộc đời người lính trẻ thời chống Mỹ, cứu nước.

Cuốn sách tôi chọn: Chất nhạc trong văn của 'Vầng trăng Him Lam'

Dành một cuốn tiểu thuyết trong sự nghiệp của mình để tri ân một hình tượng văn học thành công biểu trưng cho 'cuộc đời nghệ thuật của một du kích cầm đàn' – người nghệ sĩ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận; nhà văn Châu La Việt đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả về một cuốn tiểu thuyết trong chất văn vẫn đậm chứa chất nhạc: 'Vầng trăng Him Lam'.

Nữ sĩ xứ Thanh và hành trình khơi xa

Chỉ chiếm khoảng 1/5 số lượng hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, gần 100 nữ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã luôn nỗ lực hoạt động để cho ra đời những tác phẩm có giá trị.

Kể chuyện Đại tướng ở cự ly gần

Những mẩu chuyện nhỏ, một số tư liệu cá nhân, hồi ức của những người thân cận... góp lại để kể câu chuyện về người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh của những tư lệnh, chính ủy của những chính ủy... Cũng từ những nhặt khoan ký ức mà người ta có thể thấy 'lồng lộng một Võ Nguyên Giáp ở phía không phải là huyền thoại' (chữ dùng của nhà thơ Trần Đăng Khoa).

Ra mắt cuốn sách 'Tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế với Đại tướng Võ Nguyên Giáp'

Ngày 3/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân, Báo Quảng Bình, Thư viện Quân đội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách 'Tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế với Đại tướng Võ Nguyên Giáp' nhân 10 năm Ngày mất Đại tướng (4/10/2013-4/10/2023).

Trăm năm còn lại...

Năm 2008, trong một bài viết in trên Chuyên đề Văn nghệ Công an, Đại tá, nhạc sĩ Trọng Loan, khi ấy đã ở tuổi 85 chia sẻ với phóng viên, ông vừa hoàn thành cuốn hồi ký ghi lại những kỷ niệm, dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời hoạt động âm nhạc của mình. Và sau 15 năm, cuốn sách 'Hồi ức sáng tác và các tác phẩm âm nhạc của Đại tá, Nhạc sĩ Trọng Loan' đã được ra mắt, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1923 - 2023)...

Lễ viếng và Lễ truy điệu Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Lễ viếng và Lễ truy điệu Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) vào sáng 18/9.

Thông tin về Lễ viếng và lễ truy điệu Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Theo Bộ Quốc phòng, Lễ viếng và lễ truy điệu Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia vào sáng 18-9.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã từ trần vì bệnh hiểm nghèo vào rạng sáng 14-9 tại nhà riêng.

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc: Luôn trân trọng mọi thể tài

Đại tá - nhà văn Nguyễn Minh Ngọc vừa ra mắt tập bút ký chân dung Núi rộng sông dài (NXB Quân đội Nhân dân) giới thiệu đến bạn đọc chân dung của 22 danh nhân, văn nhân và danh tướng, võ tướng nổi tiếng của dân tộc. Nhân dịp này, phóng viên Báo SGGP có cuộc trò chuyện với ông.

Đong đầy cảm xúc trong 'Những khoảnh khắc sinh tử'

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng câu chuyện về những con người đã góp phần làm nên chiến thắng của đất nước, của dân tộc vẫn còn tiếp tục được kể lại trong các bài báo, thước phim, bức ảnh hay tác phẩm văn học.

Cuốn sách tôi chọn: 'Trung tướng Trần Quý Hai - hồi ức' - món quà người con dành cho cha

Với hơn 50 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Quý Hai đã cống hiến những năm tháng đẹp đẽ nhất, có ý nghĩa nhất cho Tổ quốc, là một chiến sĩ các mạng lão thành, trung kiên, một vị tướng tài của quân đội, từng trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, trong Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Bế mạc trại sáng tác văn học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

NDO - Sau hai tuần tổ chức tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Trại Sáng tác văn học về đề tài 'Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng' năm 2023 đã kết thúc với 17 bản thảo văn học dày dặn được hoàn thành, trong đó có 11 tiểu thuyết, một kỷ lục của trại viết trong 5 năm trở lại đây.

Chuẩn Đô đốc Trần Văn Giang thành tên phố ở Hải Phòng

Con phố dài 400m ở quận Hải An, TP Hải Phòng được mang tên cố Chuẩn Đô đốc Trần Văn Giang, vị tướng đa tài của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xứ Thanh và những thi cảm của nữ sĩ Thy Lan

Tập thơ 'Mắt bà ở phía khơi xa' (2023, NXB Quân đội Nhân dân) có 54 'đứa con tinh thần' được Thy Lan viết về những người thân yêu và nơi thân thuộc, gắn bó như ông bà, chồng con, quê hương và những miền đất chị đã đi qua, những con người đã gặp, đã gieo thi cảm cho chị, trong đó phần lớn là con người và các địa danh của xứ Thanh.

Hình bóng mẹ chính là tượng hình đất nước

Bài thơ 'Mẹ của những đứa con liệt sỹ' được chọn in trong tập 'Nửa thế kỷ thơ' (1957- 2007) NXB Quân đội nhân dân năm 2006) có tứ lạ. Chu Linh - một người lính thương binh lần đầu tiên in bài thơ này trên tạp chí Văn nghệ quân đội, khi đó nhà thơ Vương Trọng là biên tập viên, ông đã nhận xét: 'Với tôi, đây là bài thơ hay nhất của nước ta về đề tài mẹ liệt sỹ'.

Tiếp nhận sách Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Đồng Nai

Thư viện Đồng Nai vừa tiếp nhận 20 cuốn sách Lịch sử Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân tỉnh Đồng Nai (1945-2020) do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trao tặng. Cuốn sách do NXB Quân đội nhân dân ấn hành năm 2022, gồm 3 phần với 12 chương, 651 trang, khổ giấy 16x24cm.

Câu chuyện của một cựu chiến binh phát triển kinh tế trong thời bình

NXB Quân đội Nhân dân tổ chức buổi ra mắt cuốn sách 'Tỏa sáng phẩm chất doanh nhân cựu chiến binh Việt Nam' của gia đình doanh nhân, Anh hùng lao động Lê Văn Kiểm vào chiều 12/6.

Nguồn sáng phương Nam

Trường ca Nguồn sáng phương Nam được viết theo một mạch tự nhiên, dẫn dắt từ thời chiến tranh cho tới những tháng năm TPHCM trong thời bình, trong dịch Covid-19…

Sông Mã - dòng sông văn hóa, tâm linh

Từ những vận động địa chất đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên để ta có một Mã giang cảnh sắc hữu tình như đã có hôm nay. Và trên hành trình kiến tạo ấy, các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng nhau dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông.

Lương tri người viết nhìn từ các tác phẩm của nhà thơ Thâm Tâm

'Chỉ sống đến 33 tuổi giữa một thời đại đầy khó khăn và đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, nhà thơ Thâm Tâm đã để lại một di sản lớn cho nền văn học Việt Nam', nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định.