Hút chân không có giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm không là băn khoăn của nhiều người.
Ngày 14-9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
An toàn thực phẩm phải được quản lý chặt chẽ ở nơi sản xuất. Còn quản lý an toàn thực phẩm ở nơi tiêu thụ sẽ giống như một cuộc đuổi bắt gian nan và mệt mỏi.
Như Báo Hànôịmới đã đưa tin, 19h ngày 24-5, 6 lọ thuốc hiếm sử dụng để giải độc Botulinum mới về đến Việt Nam, thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ. Thế nhưng, sau hơn 10 ngày chờ đợi, 1 bệnh nhân đã tử vong; 2 người khác đã quá thời gian chỉ định dùng thuốc giải. Không phải đến bây giờ, mà từ vụ ngộ độc Botulinum do ăn pate chay xảy ra cách đây hơn 2,5 năm, nhu cầu về thuốc giải độc BAT đã được đặt ra nhưng đến nay, ngành Y tế vẫn cứ 'loay hoay'.
Vừa qua, cả nước đã xảy ra một số vụ ngộ độc botulinum. Đây là loại ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong rất cao.
Thời gian vừa qua, nhiều cơ sở y tế hết thuốc hiếm như thuốc chống thải ghép sau ghép tạng, thuốc chống độc, thuốc giải độc đặc hiệu Clostridium botulinum ...Khi nào có đủ thuốc hiếm cho người bệnh trong trường hợp cấp bách là điều mà dư luận rất quan tâm.
Mỗi lọ thuốc giải độc Botulinum rất hiếm trên toàn cầu có giá khoảng 190 triệu đồng. Ai là người chi trả viện phí cho 3 lọ thuốc hiếm đã điều trị những bệnh nhân bị ngộ độc do ăn cá chép muối chua ở Quảng Nam đang là vấn đề được cộng đồng quan tâm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bào tử do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra chịu nhiệt và tồn tại rộng rãi trong môi trường. Chúng xuất hiện trong điều kiện thiếu oxy, phát triển rồi bài tiết độc tố.
Theo các chuyên gia, ngộ độc clostridium botulinum rất hiếm gặp, trong y văn đây là ngộ độc quá cổ điển, tuy nhiên, vài năm gần đây, ngộ độc này đã xuất hiện ở Việt Nam. Điển hình là vừa qua, 10 người tại Quảng Nam bị ngộ độc cá chép ủ chua, trong đó có 1 người tử vong, nhiều người khác bị liệt tứ chi, thở máy, xét nghiệm cá chép ủ chua dương tính với botulinum...
Dù các bệnh nhân của 2 vụ ngộ độc đều trúng độc Botulinum, 2 vụ việc vẫn có điểm khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh nhân diễn tiến nặng.
Chỉ sau gần 3 năm xảy ra vụ ngộ độc Pate Minh Chay khiến nhiều người tử vong liên quan tới vi khuẩn Clostridium Botulinum, mới đây, hàng loạt người dân tại Quảng Nam cũng ngộ độc nặng vi khuẩn này sau khi ăn cá chép muối chua.
Vụ ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua khiến 1 người tử vong, 10 người phải thở máy ở Quảng Nam vừa qua được cơ quan chức năng xác định là do các nạn nhân nhiễm độc tố botulinum. Đây là một trong các chất độc độc nhất hiện nay, có thể gây tử vong ở liều chưa đến 0,1mg.
Vi khuẩn Clostridium Botulinum xâm nhập vào thực phẩm nhưng không làm ôi, thiu nên người ăn khó phát hiện bất thường dẫn tới ngộ độc.
Bệnh viện Bạch Mai đang thiếu nhiều loại thuốc, trong đó có những thuốc hiếm như huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, thuốc giải độc cho người bị ngộ độc clostridium botulinum (như vụ ngộ độc pate Minh Chay năm 2020), ngộ độc asen...
Sau 4 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (2018 - 2021), công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã. Trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng cao, tích cực, chủ động tham mưu triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, góp phần bảo đảm ATTP trên địa bàn.
Mùa hè tháng 7 năm 2020, khi dịch COVID đang hoành hành làm thế giới đảo điên, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển hệ thống điều trị tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) kíp bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đã có chuyến vận chuyển sản phụ sốc tim sau sinh chạy ECMO 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan ở địa phương triển khai, thực hiện về công tác quản lý đồ ăn chay.
Sở Y tế vừa có văn bản gửi lãnh đạo các cơ sở y tế trực thuộc Sở đề nghị các cơ sở chủ động mua sắm thuốc điều trị ngộ độc Botulinum. Mục đích nhằm đề phòng khi có trường hợp ngộ độc Botulinum xảy ra sẽ có sẵn thuốc để phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
Bác sĩ cho biết, tình trạng ngộ độc mà các bệnh nhân gặp phải sau khi ăn Pate chay mới đây là do vi khuẩn Clostridium Botulinum type B gây ra. Còn Botulinum dùng trong làm đẹp ở Việt Nam là type A - loại có độc lực thấp nhất, chỉ gây yếu cơ nơi tiêm và đảm bảo an toàn trong làm đẹp.
Ngay trong đêm 25-3, thêm 3 bệnh nhân bị ngộ độc liên quan đến việc sử dụng patê chay ở Bình Dương phải nhập viện. Liên quan đến vụ việc, trước đó đã có 1 phụ nữ tử vong, hiện con gái và chị gái của bệnh nhân này vẫn đang được điều trị.
Xu hướng ăn chay ngày càng thịnh hành đã kéo theo sự phát triển đồ chay phát triển mạnh, nhiều người vào cuộc sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng là điều khó tránh khỏi.
Bệnh nhân ăn bún riêu chay bán gần nhà và thấy trong nguyên liệu có 1 hộp pate chay bị phồng.
Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (SPHH) trong quá trình sản xuất, lưu thông, cung ứng là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp nhằm ổn định thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Thời gian qua, hoạt động quản lý chất lượng SPHH được các cơ quan chức năng tích cực triển khai, góp phần quan trọng... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
3 đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh của Hà Nam sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do tuyến huyện, xã thực hiện theo phân cấp quản lý.
Sức khỏe người phụ nữ bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate Minh Chay hiện có tiến triển khả quan.
Chiều 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về công tác an toàn thực phẩm năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng mất an toàn thực phẩm từ nông sản là thực tế đã và đang diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, gây lo lắng cho người tiêu dùng. Do vậy, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm là yêu cầu đặt ra nhằm góp phần bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn cho thị trường Thủ đô dịp cuối năm, hạn chế tiêu cực trong sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản trên địa bàn.
Bệnh nhân là nam, 70 tuổi, là một trong hai bệnh nhân đầu tiên ngộ độc pate Minh Chay nhập Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Chiều ngày 27/11 lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong ngày hôm nay bệnh nhân cuối cùng trong vụ ngộ độc pate Minh Chay đã được xuất viện. Trong chùm ca bệnh bị ngộ độc pate Minh Chay điều trị tại bệnh viện này có 1 trường hợp tử vong.
Nữ bệnh nhân ngộ độc nặng nhất khi ăn pate Minh Chay ở Đồng Nai vừa được xuất viện sau 4 tháng điều trị với sức khỏe ổn định nhưng hiện tại vẫn phải ăn qua ống thông.