Trải qua hàng ngàn năm, nghệ thuật hát Xoan (tỉnh Phú Thọ) vẫn trường tồn với thời gian, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hát Xoan làng cổ trở thành một dấu ấn riêng biệt để du khách thập phương lại có thêm lý do tìm về nơi miền quê đất Tổ.
Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ đã và đang diễn ra sôi nổi tại các khu vực thuộc khuôn viên khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng và các xã, phường, thị trấn vùng ven khu di tích (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Từ 14 đến 18/4 (tức 6-10/3 năm Giáp Thìn), Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì phối hợp với các xã: Phượng Lâu, Kim Đức, Hùng Lô tổ chức chương trình trình diễn Hát Xoan làng cổ tại các điểm di tích văn hóa: Đình An Thái, Miếu Lãi Lèn, Đình Thét, Đình Hùng Lô nhằm phục vụ du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
Làng Thét (xã Kim Đức – thành phố Việt Trì) - Một trong bốn chiếc nôi của di sản Hát Xoan Phú Thọ, nơi có phường Xoan Thét với các đào Xoan luôn nặng lòng với trọng trách gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan, để câu Xoan còn vang mãi.
Có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương, Hát Xoan là niềm tự hào của người dân Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung. Hát Xoan có sức cuốn hút đặc biệt du khách khi về với miền Đất Tổ.
Dự án 'Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan' mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện 'Về đất Tổ nghe Xoan' và 16 bài xoan.
Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án 'Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan' của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.
Tiếp tục hành trình tôn vinh giá trị âm nhạc quý báu của dân tộc, hướng tới Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long ra mắt dự án 'Giới thiệu di sản âm nhạc hát xoan' trên kênh YouTube dân ca và nhạc cổ truyền.
Dự án 'Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan' mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện 'Về đất Tổ nghe Xoan' và 16 bài xoan.
Với dự án 'Giới thiệu di sản âm nhạc Hát Xoan', nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long và các cộng sự mong muốn lan tỏa loại hình nghệ thuật độc đáo này của dân tộc trên không gian mạng.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long và các cộng sự đang thực hiện dự án 'Giới thiệu di sản âm nhạc Hát Xoan' bằng 100% kinh phí xã hội hóa, với sự hỗ trợ một phần của Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup. Đây được coi là hoạt động thiết thực hướng tới ngày Giỗ Tổ Vua Hùng năm nay.
Ngày 13/11, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Văn bản số 4116/UBND-NC về việc điều chỉnh quy hoạch, thực hiện phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị.
Cội nguồn của Xoan là cội nguồn của lễ hội người Việt cổ. Phú Thọ được coi là trung tâm của bộ Văn Lang, là kinh đô xưa, là trung tâm của lễ hội thời Hùng Vương dựng nước. Hát Xoan trải qua một chặng dài lịch sử, nhưng dấu ấn tín ngưỡng cội nguồn dân tộc vẫn không mai một, mà ngược lại, Xoan vẫn còn sức sống trường tồn.
Với mong muốn đem đến cho du khách thập phương những tiết mục hay, độc đáo. Trước lễ hội nhiều ngày, các nghệ nhân và thành viên ở các phường Xoan cùng nhau tập luyện, thậm chí có người thức xuyên đêm.
Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Trước đó, ngày 24/11/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại…
Các nghệ nhân từ 13 tỉnh, thành phố sẽ trình diễn, quảng bá 15 di sản đã được UNESCO tôn vinh nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Sau 10 năm xây dựng, đến nay, chương trình 'Hát Xoan làng cổ' đã trở thành món ăn tinh thần không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi về với Phú Thọ.
Phú Thọ có bốn phường Xoan gốc là An Thái xã Phượng Lâu, Kim Đới, Phù Đức, Thét.
Từ giường nằm di chuyển ra bàn nước chưa đầy chục bước chân mà ông Lê Xuân Ngũ phải chống gậy, vịn vào các thanh chắn run rẩy mất đến gần 20 phút. Xua tay từ chối sự giúp đỡ của vợ và khách đến chơi, ông trùm phường xoan Phù Đức (xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, Phú Thọ) cười vui: 'Cứ để tôi vận động cho giãn gân cốt, từng vào nam ra bắc, sang cả nước ngoài, đến bây giờ đôi chân lại giở chứng hành mình thế này'. 83 năm tuổi đời, Nghệ nhân Nhân dân Lê Xuân Ngũ vẫn chưa từng hết nặng lòng với xoan.
PTĐT - Xã Kim Đức, thành phố Việt Trì được xem là 'chiếc nôi' của nghệ thuật hát Xoan với sự tồn tại và hoạt động của nhiều phường Xoan cổ. Những nghệ nhân nơi đây đang ngày ngày bảo vệ và phát huy nét đẹp của hát Xoan...
Các di sản âm nhạc, đặc biệt di sản âm nhạc được UNESCO ghi danh nếu được bảo tồn, phát huy tốt có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc.
PTĐT - Ngày 19/8, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tổ chức bế mạc 2 lớp truyền dạy hát Xoan cho các nghệ nhân kế cận của các phường Xoan: Phù Đức, Thét, Kim Đái, An Thái (thành phố Việt Trì).
Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của vùng Đất Tổ, tương truyền do vua Hùng truyền dạy cho dân từ ngày mở nước.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hải bước ra đón khách với hai chiếc gậy chống hai bên tay. Dù thời gian đã dần dần lấy đi sức khỏe của cụ, song không thể làm nguôi tình yêu với Xoan của người nghệ nhân.