Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, từ 1-1-2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 334.540 người (tương đương với 8,28% dân số) không còn được hưởng chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí. Do đây là những đối tượng dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng miền núi, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nên trong 2 năm qua việc vận động phát triển BHYT ở nhóm đối tượng này chưa đạt được như mong muốn, nhiều người dân vì khó khăn không được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc y tế cho Nhân dân, trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã có các đề án, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa (XHH), đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư, khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập. Việc XHH y tế đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), giúp người dân có nhiều sự lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trước thực trạng công tác đấu thầu nhất là trong lĩnh vực y tế hiện nay phát hiện nhiều sai phạm, một phần do các cán bộ y tế thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về đấu thầu. Vì thế, việc UBND tỉnh chủ trương giao việc đấu thầu vật tư, hóa chất, sinh phẩm cho các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tuyến huyện khiến dư luận chung không khỏi lo lắng...
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, thời gian qua bằng việc đầu tư mạnh mẽ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh cũng như hạ tầng công nghệ thông tin… Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân đã và đang đạt được những kết quả đang khích lệ, góp phần hướng đến mô hình 'bệnh viện thông minh'.
Thực hiện Thông báo số 95-TB/VPTU, ngày 29-10-2021 của Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc triển khai điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện đa khoa cấp huyện, khu vực và bệnh viện điều trị COVID-19 của tỉnh, huyện Thọ Xuân đã chuẩn bị đã đảm bảo các điều kiện.
Thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bệnh nhân tiếp cận, lựa chọn và hưởng thụ nhiều dịch vụ tốt hơn.
Để nâng cao chất lượng toàn diện, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân đã đề ra phương châm hoạt động: thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, phát triển kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu; cải cách thủ tục hành chính, tăng tỷ lệ hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện 'xanh - sạch - đẹp'.