Liên quan đến vụ việc nhiều học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nghi bị ngộ độc sau khi đi tham quan, tối 28/3, xác nhận vụ việc, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân cho biết hiện các bệnh viện đang tập trung xét nghiệm tìm nguyên nhân, đồng thời tích cực điều trị sức khỏe cho học sinh.
Một số trường học tại Hà Nội đang bị ô tô, xe máy đỗ lấn chiếm 'bủa vây' gây khó khăn cho phụ huynh đưa đón con đi học mỗi ngày. Phía cơ quan quản lý trường học lo ngại tình trạng mất an toàn trong các trường hợp nguy cấp như cháy, nổ.
Sau khi UBND TP phê duyệt phương án thi tuyển lớp 10 với 3 bài thi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó học sinh cho rằng vẫn không giảm áp lực.
Kinhtedothi – Ngày 8/2, Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức đã phối hợp triển khai phong trào 'Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' giai đoạn 2022- 2025 .
Sau vụ việc hơn 600 học sinh bị ngộ độc tập thể, phải nhập viện sau bữa ăn trưa tại một trường học ở Khánh Hòa, các trường học tại Hà Nội có bếp ăn tập thể đều tăng cường kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và quy trình chế biến thực phẩm tại các bếp ăn.
Năm học 2021 - 2022, quận Thanh Xuân có 40 nhà giáo xuất sắc và 142 học sinh tiêu biểu đạt thành tích cao - là những bông hoa đẹp trong phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt của các nhà trường.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân ông Phạm Gia Hữu cho biết, sau sự việc kẻ lạ mặt đến trường học đòi đón học sinh lớp 2, UBND quận Thanh Xuân đã yêu cầu lực lượng công an tăng cường an ninh trường học.
Người lạ nhận là người nhà của học sinh và xin cho đón con về sớm do gia đình có việc riêng, thậm chí còn nói rõ đặc điểm nhận dạng. Khi bị từ chối, người này còn đe dọa giáo viên.
Thực tế cho thấy, tại các thành phố lớn như Hà Nội, tốc độ tăng dân số cơ học đã và đang gây sức ép lớn cho hệ thống trường công lập. Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, tổng số trường công lập của thành phố đến hết năm 2021 là 2.237 trường, dự kiến đến năm 2025, thành phố đặt mục tiêu có khoảng 2.400 trường.
Ngày 5/9, hơn 70.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 79 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập, tư thục trên địa bàn quận Thanh Xuân tưng bừng chào đón năm học mới 2022-2023.
Từ ngày mai (1-7), thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức tuyển sinh trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2022-2023 theo hình thức trực tuyến. Nhằm tăng tính minh bạch, chính xác, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, các nhà trường đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt, tăng cường hỗ trợ và tạo thuận lợi tối đa cho phụ huynh. Các địa phương, trường học quyết tâm thực hiện đúng chỉ đạo của thành phố, bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, không để xảy ra quá tải.
Diễn ra vào ngày 18 và 19/6, như mọi năm, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội có tính cạnh tranh cao khi có tới gần 107.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập chỉ là hơn 69.000 học sinh.
Nhiều năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiên trì thực hiện chủ trương giảm sĩ số học sinh (HS)/lớp, giảm số HS trái tuyến. Nhưng với số lượng học sinh gia tăng chóng mặt mỗi năm, đây vẫn là bài toán khó với ngành giáo dục Thủ đô.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 18 và 19-6. Kỳ thi mang tính cạnh tranh cao, khi có tới gần 107.000 thí sinh đăng ký dự thi, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập chỉ là hơn 69.000 học sinh. Vì vậy, việc tổ chức kỳ thi an toàn và công bằng, khách quan, bảo đảm chất lượng đầu vào cấp trung học phổ thông là mục tiêu trọng tâm của toàn ngành.
Trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu hạn chế việc quá tải sĩ số trong các lớp học (THCS, THPT không quá 45 em, tiểu học không quá 35 em).
Trước thềm năm học mới 2022-2023, một trong những vấn đề trọng tâm được ngành giáo dục Thủ đô đặt ra đó là tìm giải pháp để giảm sĩ số học sinh/lớp, đảm bảo chất lượng học tập theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) là không quá 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học.
LTS: Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia ở mức 80-85%. Để thực hiện mục tiêu trên, việc xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia được cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở và ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, kiên trì triển khai, nhằm đem đến các điều kiện dạy - học đạt chuẩn, tạo ra 'sản phẩm' đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô.
Trong bối cảnh quy mô trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 6 liên tục tăng, ngành Giáo dục Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp, nhằm tăng tính minh bạch và giảm quá tải trước mùa tuyển sinh đầu cấp.
Ngành Giáo dục Hà Nội xác định việc giảm dần sĩ số học sinh/lớp, tiến tới đáp ứng theo mức quy định của Bộ GD&ĐT là nhiệm vụ cấp thiết nhằm giải 'bài toán' khó từ nhiều năm nay.
'Giáo viên của giáo viên' là mô hình được nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng nhằm khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, vận dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến để quá trình dạy học hiệu quả hơn.
Thống kê sơ bộ, tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường học trực tiếp ở nhiều địa bàn của TP Hà Nội cao hơn rất nhiều so với khảo sát ban đầu.
Sáng nay, 6/4, học sinh quận Thanh Xuân từ lớp 1 đến lớp 6 được trở lại trường học tập trực tiếp. Các phụ huynh, học sinh đều cảm thấy phấn khởi khi các con quay trở lại trường sau một thời gian dài học trực tuyến.
Do Hà Nội quyết định cho học sinh khối 1-6 đi học khá gấp gáp nên nhiều trường không kịp chuẩn bị ăn bán trú, phụ huynh không kịp mua sắm đồng phục cho con. Các trường học cũng không yêu cầu mặc đồng phục trong ngày tựu trường.
Kỳ tuyển sinh đầu cấp năm học 2022-2023 của các trường học trên địa bàn Hà Nội đang tới gần. Trong bối cảnh quy mô học sinh ngày càng gia tăng, việc giải bài toán nâng cao chất lượng dạy học tiếp tục được đặt ra. Ngày 30-3-2022, Thành ủy Hà Nội có Công văn số 347-CV/TU về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ về phát triển giáo dục, đào tạo của Thủ đô, trong đó yêu cầu xây dựng và triển khai quyết liệt kế hoạch nhằm mục tiêu giảm sĩ số học sinh/lớp. Đây được cho là giải pháp bền vững để nâng cao chất lượng dạy học của toàn ngành.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến nay, 62 địa phương trên cả nước đã dạy học trực tiếp ở hầu hết các cơ sở giáo dục, chỉ còn duy nhất Hà Nội là chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường học trực tiếp.
Nhiều trường tiểu học, THCS tại Hà Nội cho biết, vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến cha mẹ học sinh về việc cho trẻ quay lại trường học. Có trường, phụ huynh đồng ý lên tới 94,3%.
Từ ngày 21/3, nhiều trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện dạy học tập trung, trực tiếp khi tỷ lệ giáo viên, học sinh mắc Covid-19 giảm mạnh.
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, tuần qua, học sinh, giáo viên là F0 giảm mạnh. Việc mở cửa trường học được thành phố giao quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã và yêu cầu các cơ sở giáo dục linh hoạt dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 7-12 từ tuần tới.
Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chính thức mở cửa trường, đón học sinh đi học trực tiếp từ ngày 8-2. Đến nay, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của các trường học cơ bản duy trì nếp học. Để giúp các nhà trường tổ chức dạy học an toàn, ngày 23-2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 'Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học'. Hơn một tuần thực hiện, những băn khoăn ban đầu cơ bản được giải quyết. Các nhà trường đều linh hoạt, tạo thuận lợi tối đa trong công tác tổ chức dạy học để bảo đảm an toàn cho học sinh.
Ngày 23/2, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) tổ chức hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trang thiết bị, tổ chức dạy học trực tiếp - trực tuyến khi học sinh quay trở lại trường học'.
Hà Nội cho phép 50% học sinh lớp 12 tại 30 quận, huyện, thị xã học trực tiếp tại trường từ hôm nay (6/12), số còn lại học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn quyết định đóng cửa, chờ học sinh tiêm đủ 2 mũi vắc xin mới cho các em tựu trường.
Trường Marie Cuire, THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT Lương Thế Vinh thông báo hoãn mở cửa trường học vào ngày mai (6/12).
UBND TP Hà Nội trước đó cho phép học sinh lớp 10,11, 12 tựu trường từ ngày 6/12. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều trường THPT tại các quận nội thành đã xin lùi thời điểm đón học sinh đi học trở lại.
Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho hay việc yêu cầu giáo viên mầm non ký cam kết không tổ chức trông trẻ tại nhà riêng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi trở lại trường.
Sáng 27/11, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 phòng COVID-19 cho học sinh khối lớp 9 đang học tập, sinh sống trên địa bàn thủ đô.
Ngày 2-10-2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể được nêu tại quyết định một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh. Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, thành phố Hà Nội xác định việc thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường là nền tảng để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.