Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, tuần qua, học sinh, giáo viên là F0 giảm mạnh. Việc mở cửa trường học được thành phố giao quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã và yêu cầu các cơ sở giáo dục linh hoạt dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 7-12 từ tuần tới.
Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chính thức mở cửa trường, đón học sinh đi học trực tiếp từ ngày 8-2. Đến nay, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của các trường học cơ bản duy trì nếp học. Để giúp các nhà trường tổ chức dạy học an toàn, ngày 23-2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 'Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học'. Hơn một tuần thực hiện, những băn khoăn ban đầu cơ bản được giải quyết. Các nhà trường đều linh hoạt, tạo thuận lợi tối đa trong công tác tổ chức dạy học để bảo đảm an toàn cho học sinh.
Ngày 23/2, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) tổ chức hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trang thiết bị, tổ chức dạy học trực tiếp - trực tuyến khi học sinh quay trở lại trường học'.
Hà Nội cho phép 50% học sinh lớp 12 tại 30 quận, huyện, thị xã học trực tiếp tại trường từ hôm nay (6/12), số còn lại học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn quyết định đóng cửa, chờ học sinh tiêm đủ 2 mũi vắc xin mới cho các em tựu trường.
Trường Marie Cuire, THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT Lương Thế Vinh thông báo hoãn mở cửa trường học vào ngày mai (6/12).
UBND TP Hà Nội trước đó cho phép học sinh lớp 10,11, 12 tựu trường từ ngày 6/12. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều trường THPT tại các quận nội thành đã xin lùi thời điểm đón học sinh đi học trở lại.
Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho hay việc yêu cầu giáo viên mầm non ký cam kết không tổ chức trông trẻ tại nhà riêng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi trở lại trường.
Sáng 27/11, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 phòng COVID-19 cho học sinh khối lớp 9 đang học tập, sinh sống trên địa bàn thủ đô.
Ngày 2-10-2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể được nêu tại quyết định một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh. Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, thành phố Hà Nội xác định việc thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường là nền tảng để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Sự việc học sinh Trường tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa bị điện giật tử vong trước giờ học trực tuyến là lời cảnh báo phụ huynh về phòng chống tai nạn thương tích.
Lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022 sáng 5/9 đã nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo thành phố, ngành giáo dục và hàng triệu phụ huynh, học sinh Thủ đô khi được tổ chức theo hình thức đặc biệt.
7h30 ngày 5-9, hòa chung không khí phấn khởi của học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước, hơn 2,1 triệu học sinh Thủ đô đã cùng dự một lễ khai giảng năm học 2021-2022 theo cách rất đặc biệt, chưa có tiền lệ: Lễ khai giảng chung cho học sinh toàn thành phố, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Những ngày cận kề năm học mới, sách giáo khoa (SGK) và dụng cụ học tập cho học sinh (HS) là vấn đề nóng được nhiều phụ huynh, HS quan tâm.
Sáng 7/7, nhiều phụ huynh đã có mặt từ sớm để đưa con đến điểm thi tham gia kì thi tốt nghiệp THPT. Để hỗ trợ phụ huynh chờ con làm bài thi, các điểm thi ở Hà Nội đã bố trí phòng chờ ở gần điểm thi.
Chiều 1/7, Đoàn công tác số 10 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Do ảnh hưởng của bão, sáng 13/6, Hà Nội trời mưa rất to. Tại các điểm thi của quận Thanh Xuân, thanh niên tình nguyện đã hỗ trợ hết mình, che mưa cho các thí sinh.
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho biết, trên địa bàn quận có 1 học sinh Trường Liên cấp Ngôi Sao Hà Nội là F1 không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
Hà Nội cho học sinh nghỉ hè trước khi kiểm tra học kỳ II, do đó, học sinh lớp 5 muốn thi lên lớp 6 các trường chất lượng cao gặp khó khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự thi. Một số trường dự kiến tuyển sinh lớp 6 bằng xét tuyển học bạ từ lớp 1 đến lớp 4.
Đối với công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, đến thời điểm hiện tại, các mốc thời gian trong quy trình thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 tại Hà Nội vẫn giữ nguyên theo lịch đã công bố.
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ ngày 12-5-2021, học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022. Đáng chú ý, kỳ thi năm nay đã áp dụng nhiều quy định mới nhằm tăng cơ hội, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.
Đây là một trong những mục tiêu khi triển khai chuyển đổi số và xây dựng ngành giáo dục thông minh của Hà Nội vừa được công bố tại Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục thủ đô vừa diễn ra vào ngày 14 và 15-4.
Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc tổ chức Ngày hội công nghệ thông tin năm học 2020-2021, ngày 27-3, nhiều phòng giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố đã tổ chức Ngày hội công nghệ thông tin với chủ đề 'Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo - xây dựng giáo dục thông minh'. Những sản phẩm, ý tưởng sáng tạo, có tính ứng dụng cao sẽ được lựa chọn tham dự Ngày hội công nghệ thông tin cấp thành phố, dự kiến diễn ra trong hai ngày 14 và 15-4-2021.
Hà Nội đã phê duyệt phương án tuyển sinh vào các trường 'nóng' tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực. Không ít phụ huynh cho con em ôn luyện nhiều nơi và chờ mong phương án thi tuyển cụ thể của từng trường.
Quyết định của thành phố Hà Nội về việc không xáo trộn phương thức tuyển sinh, cho học sinh được tăng số lượng nguyện vọng trong việc đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 được dư luận đồng tình. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp, các nhà trường đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ tối đa cho học sinh, quyết tâm không để những khó khăn của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng.
Ngành Giáo dục cả nước đang thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1, tạo đà để tiếp tục triển khai từ các năm học sau ở các khối lớp còn lại. Thầy, trò cùng thi đua đổi mới, sáng tạo là yêu cầu, cũng là động lực để hoàn thành thắng lợi việc dạy, học theo chương trình mới và tiếp tục lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đây cũng là nội dung của phong trào thi đua 'Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập' đang được triển khai, lan tỏa trong toàn ngành Giáo dục Thủ đô.
Khép lại năm học 2019-2020, ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô và chất lượng giáo dục. Kết quả này khẳng định chủ trương đúng đắn, tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội, tạo sức bật mới cho ngành Giáo dục phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn từ năm học 2020-2021. Đây là năm học đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để toàn ngành hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra.
Ngày 1-2 là ngày đầu tiên các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 ở thời điểm trước, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đã chủ động kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng chuyển trạng thái dạy, học nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua 'Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập' giai đoạn 2020-2025. Những kết quả đã đạt được là tiền đề để thầy, trò ngành Giáo dục Hà Nội tự tin tiếp tục thực hiện thành công nhiệm vụ mới, trong đó nhà giáo có vai trò tiên phong và làm gương.
Một trong những mục tiêu, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Nội trong năm học 2020-2021 là triển khai 'Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc'. Đây được coi là giải pháp quan trọng, xây dựng nền tảng cho trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.
Sáng 10-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo thành phố đã đến dự lễ tuyên dương, khen thưởng các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong năm học 2019 - 2020.
Hôm nay, 10-11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Đây còn là dịp để những nhà giáo Thủ đô nhìn lại chặng đường đã qua, thêm tự hào, tin tưởng, chung sức, quyết tâm đưa ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tiên phong trên chặng đường đổi mới.
Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định 'Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao' là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. So với nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2020-2025, nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo được gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô thực sự là một trung tâm lớn của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế.
Là một trong số các đơn vị có quy mô giáo dục lớn của thành phố Hà Nội với hơn 80 trường học mầm non, phổ thông và 160 nhóm, lớp mẫu giáo độc lập, quận Thanh Xuân xác định công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiều giải pháp tích cực đã được triển khai nhằm ngăn chặn thực phẩm 'bẩn' vào trường học, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Cùng với cả nước, năm 2020 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của bậc học mầm non thành phố Hà Nội với sự khởi sắc toàn diện cả về quy mô và chất lượng, sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đây là tiền đề để Hà Nội sẵn sàng và quyết tâm đi tiên phong trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt là lớp 9, tạo nền tảng tốt cho chất lượng 'đầu vào' lớp 10 là mục tiêu trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Nội năm học 2020-2021. Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đang cụ thể hóa mục tiêu trên bằng nhiều giải pháp.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vào 16h ngày 4-9 cho biết, công tác chuẩn bị lễ khai giảng năm học mới 2020-2021 ở tất cả các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn tất.
Ngày 1/9, quận Thanh Xuân (Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2020-2021.
Hôm qua (9-8), cùng với các thí sinh trên cả nước, gần 80.000 thí sinh tại 143 điểm thi của Hà Nội đã hoàn thành 2 môn ngữ văn và toán của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông các cấp và các địa phương đã vào cuộc quyết liệt để bảo đảm vừa phòng, chống dịch an toàn, vừa giữ nghiêm quy chế thi ở mọi khâu, giúp thí sinh yên tâm làm bài.
Ngay sau khi ghi nhận 2 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 tại Hà Nội, ngày 30-7, ngành Giáo dục thành phố đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với dịch Covid-19 nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh. Việc bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non trong quá trình trông giữ trẻ ở trường trong dịp hè này được đặc biệt coi trọng.
Sáng 16/7, các thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân đã đến 4 điểm trường thi để làm thủ tục dự thi, nghe giám thị phổ biến quy chế thi vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021.
Trước thông tin Trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Ngôi Sao Hà Nội (quận Thanh Xuân) có thông báo dự kiến thu học phí trực tuyến (online) cả trong thời gian không tổ chức dạy, chiều 25-5, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân đã thông tin với phóng viên Báo Hànôịmới.