Khép lại năm học 2019-2020, ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô và chất lượng giáo dục. Kết quả này khẳng định chủ trương đúng đắn, tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội, tạo sức bật mới cho ngành Giáo dục phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn từ năm học 2020-2021. Đây là năm học đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để toàn ngành hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra.
Ngày 1-2 là ngày đầu tiên các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 ở thời điểm trước, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đã chủ động kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng chuyển trạng thái dạy, học nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua 'Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập' giai đoạn 2020-2025. Những kết quả đã đạt được là tiền đề để thầy, trò ngành Giáo dục Hà Nội tự tin tiếp tục thực hiện thành công nhiệm vụ mới, trong đó nhà giáo có vai trò tiên phong và làm gương.
Một trong những mục tiêu, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Nội trong năm học 2020-2021 là triển khai 'Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc'. Đây được coi là giải pháp quan trọng, xây dựng nền tảng cho trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.
Sáng 10-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo thành phố đã đến dự lễ tuyên dương, khen thưởng các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong năm học 2019 - 2020.
Hôm nay, 10-11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Đây còn là dịp để những nhà giáo Thủ đô nhìn lại chặng đường đã qua, thêm tự hào, tin tưởng, chung sức, quyết tâm đưa ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tiên phong trên chặng đường đổi mới.
Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định 'Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao' là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. So với nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2020-2025, nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo được gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô thực sự là một trung tâm lớn của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế.
Là một trong số các đơn vị có quy mô giáo dục lớn của thành phố Hà Nội với hơn 80 trường học mầm non, phổ thông và 160 nhóm, lớp mẫu giáo độc lập, quận Thanh Xuân xác định công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiều giải pháp tích cực đã được triển khai nhằm ngăn chặn thực phẩm 'bẩn' vào trường học, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Cùng với cả nước, năm 2020 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của bậc học mầm non thành phố Hà Nội với sự khởi sắc toàn diện cả về quy mô và chất lượng, sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đây là tiền đề để Hà Nội sẵn sàng và quyết tâm đi tiên phong trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt là lớp 9, tạo nền tảng tốt cho chất lượng 'đầu vào' lớp 10 là mục tiêu trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Nội năm học 2020-2021. Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đang cụ thể hóa mục tiêu trên bằng nhiều giải pháp.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vào 16h ngày 4-9 cho biết, công tác chuẩn bị lễ khai giảng năm học mới 2020-2021 ở tất cả các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn tất.
Ngày 1/9, quận Thanh Xuân (Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2020-2021.
Hôm qua (9-8), cùng với các thí sinh trên cả nước, gần 80.000 thí sinh tại 143 điểm thi của Hà Nội đã hoàn thành 2 môn ngữ văn và toán của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông các cấp và các địa phương đã vào cuộc quyết liệt để bảo đảm vừa phòng, chống dịch an toàn, vừa giữ nghiêm quy chế thi ở mọi khâu, giúp thí sinh yên tâm làm bài.
Ngay sau khi ghi nhận 2 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 tại Hà Nội, ngày 30-7, ngành Giáo dục thành phố đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với dịch Covid-19 nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh. Việc bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non trong quá trình trông giữ trẻ ở trường trong dịp hè này được đặc biệt coi trọng.
Sáng 16/7, các thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân đã đến 4 điểm trường thi để làm thủ tục dự thi, nghe giám thị phổ biến quy chế thi vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021.
Trước thông tin Trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Ngôi Sao Hà Nội (quận Thanh Xuân) có thông báo dự kiến thu học phí trực tuyến (online) cả trong thời gian không tổ chức dạy, chiều 25-5, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân đã thông tin với phóng viên Báo Hànôịmới.
Hướng dẫn không phải giãn cách lớp học, không đeo khẩu trang đã khiến nhiều trường tại Hà Nội được 'cởi trói', đảo chiều thông báo cho học sinh học 2 buổi/ ngày.
Thời điểm này, mặc dù học sinh các cấp học (bao gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục nghỉ học, song các nhà trường vẫn hối hả chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường khi dịch được kiểm soát.
Theo kế hoạch, khoảng 4 tháng nữa, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2020-2021. Việc học tập ở trường gián đoạn vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) gây ra đòi hỏi các nhà trường chủ động, nỗ lực hơn trong việc hỗ trợ học sinh. Quan tâm đến học sinh yếu, kém, nâng chất lượng giáo dục đại trà là giải pháp căn bản được các đơn vị tập trung triển khai.
Các trường học đang rốt ráo chuẩn bị điều kiện để học sinh trở lại guồng quay học tập sau 2 tuần nghỉ tránh dịch Covid -19. Bộ Y tế khuyến cáo, phụ huynh, nhà trường thực hiện hàng loạt giải pháp trước, trong thời gian trẻ đến trường nhưng cho rằng học sinh, giáo viên không cần đeo khẩu trang ở trường.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 2-2 cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, trong ngày 1 và 2-2, Sở chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo của 30 quận, huyện, thị xã và các trường trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và các đơn vị có liên quan tại địa phương tổ chức phun thuốc khử trùng diệt khuẩn tại 100% trường học trên địa bàn thành phố.
Ngay trong chiều 31/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức đoàn đi kiểm tra các trường học về công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Báo cáo về tình hình phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, đại diện phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội cho biết, trong hai ngày cuối tuần 1 và 2-2, phòng GD-ĐT sẽ phối hợp cơ quan chức năng địa phương tổ chức tổng vệ sinh phòng dịch, phun thuốc khử trùng trường học.
Ngay trong chiều 31/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức Đoàn đi kiểm tra các trường học về công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra. Khi nào có khuyến cáo của cơ quan y tế mới cho học sinh nghỉ học.
Sáng 31-1, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết hiện nhiều trường đang băn khoăn về việc có nên cho học sinh nghỉ học hay không để tránh lây nhiễm viêm đường hô hấp cấp do virus corona tuy nhiên việc nghỉ học hàng loạt sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình.
Các trường cần tạm dừng hoạt động dã ngoại, tham quan, cho HS đeo khẩu trang để phòng dịch, song phụ huynh cũng không nên tự ý cho con nghỉ học.
Sáng ngày 31/1, sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, mặc dù đã có công văn chỉ đạo tới các đơn vị, tuy nhiên trước sự bùng phát của bệnh này, Sở muốn chỉ đạo trực tiếp, nên đã triệu tập trên 5.000 đại biểu, với mong muốn quán triệt thông tin đầy đủ, nhanh.
Sáng 31/1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức họp trực tuyến với 30 quận huyện về công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp từ chủng mới của virus corona. Câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhất hiện nay là khi nào học sinh Hà Nội được nghỉ?
Liên quan đến việc 3.000 học sinh lớp 9 ở Quận Thanh Xuân phải thi lại học kỳ I vì đề thi quá khó, UBND Quận Thanh Xuân đã yêu cầu thanh tra toàn bộ quy trình ra đề kiểm tra của Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân.
Sau một số sự việc cho thấy nguy cơ mất an toàn đối với học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô trong thời gian qua, các ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh. Với khoảng 41.000 học sinh sử dụng dịch vụ này, thành phố Hà Nội đang nỗ lực triển khai những biện pháp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích đối với học sinh.
Lực lượng thanh tra quận Thanh Xuân đang phối hợp với phòng Nội vụ để thanh tra toàn bộ quá trình ra đề kiểm tra học kỳ I môn Toán của Phòng GD&ĐT.
Việc 3.000 học sinh lớp 9 ở quận Thanh Xuân, Hà Nội phải tổ chức thi lại môn Toán học kỳ đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng học, năng lực, tư duy của học sinh đã đến lúc báo động. Nhưng nhiều người 'đổ lỗi' do khâu ra đề thi.
Chuyên viên chỉ đạo chuyên môn mà không nắm được chương trình, không nắm được trình độ học sinh để ra đề 'trên trời' thì quả là đáng trách.
Liên quan đến việc học sinh lớp 9 của 15 trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) phải làm lại bài kiểm tra học kỳ I năm học 2019-2020, ngày 20-12, trao đổi với phóng viên Báo Hànôịmới, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Thanh Xuân cho biết, ngày 25-11, Phòng GD-ĐT có văn bản hướng dẫn các trường tổ chức kiểm tra học kỳ I vào ngày 12-12-2019, trong đó đề thi môn toán lớp 9 được kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT.
Sau sự việc hi hữu toàn bộ học sinh lớp 9 của quận Thanh Xuân (Hà Nội) phải thi lại môn Toán do có 70% bài thi dưới điểm trung bình, ngày 20/12, UBND quận này đã yêu cầu thanh tra toàn bộ quy trình ra đề.
Ra đề thi kiểu đánh đố khiến 70% học sinh trên địa bàn bị điểm dưới trung bình, phải tổ chức thi lại, phòng GD-ĐT Thanh Xuân bị thanh tra việc ra đề thi.
Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã thành lập hội đồng xem xét lại đề thi và quyết định tổ chức thi lại môn Toán cho học sinh lớp 9…