Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển họp bàn một số giải pháp, định hướng phát triển

Ngày 15/10, Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển đã tổ chức họp bàn một số giải pháp, định hướng sắp tới.

Miền di sản của Thủ đô

Đình Nhật Tảo, đình Thượng Cát, đình Hoàng, chùa Vẽ, các đền thờ danh nhân… đều nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Không chỉ vậy, địa phương còn giữ được nhiều làng nghề thủ công truyền thống như nghề làm giò chả xã Thượng Cát, làng nghề sản xuất mứt Xuân Đỉnh, cùng các phong tục tập quán, tri thức dân gian phong phú.

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

Là mảnh đất có tiềm năng, lợi thế lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực để khai thách hiệu quả tiềm năng của địa phương.

Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm - lợi thế phát triển kinh tế xanh gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Quận Bắc Từ Liêm có tiềm năng, lợi thế và sức bật lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo.

Khai thác tốt giá trị di sản để phát triển công nghiệp văn hóa

Chiều 27/8, UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo'.

Thành lập Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển Nguyễn Bích Hà vừa ký quyết định thành lập Hội đồng Khoa học.

'Cơn bão' tẩy chay

Hiện tượng tẩy chay trên mạng xã hội dường như ngày càng nhanh, mạnh và nóng hơn. Ứng xử chưa chuẩn mực của những người nổi tiếng, đặc biệt là giới nghệ sĩ không chỉ bị cộng đồng soi xét, bình luận mà còn tạo nên những làn sóng tẩy chay.

Nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và hơn 2 năm cụ thể hóa những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, lĩnh vực văn hóa đã có những chuyển biến tích cực.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp Điện Biên bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoạt động du lịch đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Dấu xưa trong lễ hội vùng Đất Tổ

Lễ hội lịch sử liên quan tới thời đại Hùng Vương được đánh giá là có quy mô quốc gia rộng lớn vì nó gắn với gần 1.500 di tích xuất hiện ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam trong những giai đoạn xa xưa cho tới ngày nay. Lễ hội lịch sử gợi nhắc những ký ức về lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam...

Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chiều 9-1, tại TP Hải Phòng, Ban Vận động Unesco vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 -2035) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024

Hội thảo khoa học 'Di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần Thương - Giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch'

Hội thảo khoa học 'Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương - Giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch' đã được tổ chức tại Lý Nhân, Hà Nam ngày 23 tháng 12 năm 2023. Hội thảo do UBND tỉnh Hà Nam và Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc phối hợp tổ chức.

Phát huy giá trị lễ hội hai làng ở huyện Mỹ Đức - Ứng Hòa

Lễ hội hai làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) và Nam Dương (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) có rất nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… cần thiết phải bảo vệ, phát huy, lập hồ sơ đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Hành trình theo dấu vua ban đưa sắc phong trở về (2): Giá trị lịch sử, mỹ thuật và trăm cách gìn giữ sắc phong 'vô tiền khoáng hậu'

Không chỉ là một hiện vật có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, mỗi đạo sắc phong ngoài giá trị về triều chính, thể chế thì nó còn là một loại hình di vật hàm chứa đầy đủ văn hiến học, văn hóa học cũng như lịch sử học. Dẫu biết giá trị là thế, nhưng cho đến nay, sắc phong hoàn toàn chưa được nhìn nhận và bảo tồn theo cách đúng đắn nhất có thể. Mỗi nơi một kiểu, mỗi phương một cách, mạnh di tích nào di tích ấy bảo quản, thậm chí là cất giấu theo nhiều biện pháp vô cùng… bất ổn.

Khẳng định bản sắc văn hóa từ phục hưng lễ hội

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nửa đầu năm 2023 ghi nhận sự trở lại mạnh mẽ của các hoạt động văn hóa - xã hội với nhiều khởi sắc, trong đó phải kể đến sự phục hưng của lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội. Từ xu hướng tích cực này, nhiều lễ hội trăm năm, nghìn năm tuổi trên đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ đã được hồi sinh, khoe sắc rực rỡ trong 'bức tranh' lễ hội đa sắc của Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung.

Lễ hội xuân 2023: Duy trì, lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống

Sau 3 năm phải tạm dừng tổ chức vì đại dịch Covid-19, mùa lễ hội 2023 đã khởi động trở lại trong không khí sôi nổi, háo hức của cộng đồng. Lễ hội xuân trên cả nước đang diễn ra với những tín hiệu tích cực từ công tác tổ chức, quản lý đến ý thức, trách nhiệm người tham dự, qua đó góp phần duy trì, lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

PGS.TS Phạm Lan Oanh: Công tác quản lý lễ hội năm 2023 chu đáo, bài bản, thể hiện trách nhiệm cao

Sau 3 dịp Xuân năm 2020, 2021, 2022 bị hạn chế rất nhiều bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, vào dịp Xuân Quý Mão 2023, những vùng miền, quê hương có lịch lễ hội diễn ra vào đầu năm đã được tổ chức lại trong không khí phấn khởi, hồ hởi thể hiện sự háo hức của cộng đồng.

Hộp thư thông tin viên, cộng tác viên

Các đồng chí thông tin viên, cộng tác viên (TTV-CTV) thân mến!

Đặc sắc Liên hoan văn hóa dân gian các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam lần thứ VII

Liên hoan văn hóa dân gian các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam được tổ chức 2 năm một lần, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sau Liên hoan lần thứ VI năm 2018, Liên hoan lần thứ VII đến năm 2022 mới được diễn ra tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Lảnh Giang (thị xã Duy Tiên).

Bảo vệ Xòe Thái là bảo vệ giá trị đặc sắc của di sản vùng cao phía Bắc Việt Nam

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ làm tăng thêm nhận thức về tầm quan trọng của di sản trong việc kết nối giữa các cá nhân, đội văn nghệ, cộng đồng người Thái với những dân tộc khác và bạn bè quốc tế.

Bài cuối: Bảo lưu nét đẹp văn hóa và tâm linh

Nhận diện đúng, đầy đủ bản chất và giá trị cốt lõi, từ đó thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu một cách chuẩn mực là cách để nối tiếp sức sống cho di sản, từ đó ngăn chặn sự lạm dụng, làm biến tướng di sản.

Bài 1: Bùng nổ sinh hoạt gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu

Sau 5 năm được UNESCO ghi danh, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được bảo tồn và phát huy giá trị tích cực. Tuy nhiên, không ít biểu hiện biến tướng, làm sai lệch giá trị, tổn hại đến di sản cũng đã xuất hiện.

Di sản danh nhân Nguyễn Đình Chiểu: Sống mãi cùng dòng chảy nhân loại

Cùng với sự vinh danh của UNESCO, cuộc đời của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu là một nguồn cảm hứng không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn với cả nhân loại.

Bến Tre thông tin về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Ngày 20/6, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (01/07/1822-01/07/2022) qua hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu Bến Tre và Hà Nội.

Khẳng định vị thế báo Đảng tỉnh

Là bộ đội Trường Sơn trong những năm chống Mỹ, từ tháng 9/1976 tôi được chuyển ngành về giảng dạy môn Ngữ Văn trường cấp 3 Hùng Vương (nay là Trường THPT Hùng Vương, thị xã Phú Thọ). Trong quá trình công tác, tôi còn giảng dạy ở các trường: THPT Chuyên Hùng Vương, THPT thị xã Phú Thọ, tham gia công tác ở Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ và Hội Văn học nghệ thuật thị xã Phú Thọ.

Cảm xúc Xuân: Ẩm thực ngày Tết theo dòng thời cuộc

Cho dù mâm cỗ Tết ngày nay đã có rất nhiều thay đổi nhưng đối với nhiều gia đình, những món ăn truyền thống vẫn luôn có ý nghĩa và gợi nhớ, gợi thương hơn cả.

Ngày xuân - Bếp ấm - Nhà an

PGS.TS Phạm Lan Oanh - Viện Phó Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nhìn nhận 'bếp có ấm thì nhà mới an' dưới góc độ văn hóa và phong thủy.Trong quan điểm của người Việt, một gian bếp được bài trí hợp phong thủy sẽ là nơi 'thắp lửa' tài lộc cho gia đình, đồng thời giúp các thành viên trong gia đình sức khỏe dồi dào để lao động và tích lũy tài trí. Chính vì vai trò ý nghĩa của gian bếp nên trong văn hóa Việt từ xưa đến nay có thể dễ dàng bắt gặp nhiều tập tục, hình ảnh văn hóa gắn liền với gian bếp.Nhân dịp năm mới, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trò chuyện với PGS.TS Phạm Lan Oanh - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xung quanh chủ đề bếp ấm ngày xuân.- Thưa PGS, nhiều người quan điểm rằng gian bếp quyết định thịnh vượng của một gia đình? PGS nghĩ sao về quan điểm này ạ?Tôi nhất trí với quan điểm một ngôi nhà hạnh phúc phải là tổ ấm dù trong đó có hai thế hệ hay ba thế hệ cùng sinh sống. Ngôi nhà đó sẽ ra sao nếu không có các sinh hoạt quây quần bên nhau mỗi ngày để cùng trò chuyện, trao đổi và tiếp năng lượng tích cực qua sự yêu thương trìu mến, chăm sóc nhau bởi từng lời nói, cử chỉ, ngụm nước, miếng ăn? Thế nên, không gian bếp, phải là không gian ấm áp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa là, bếp đỏ lửa chứng tỏ gia đình sẽ có các cơ hội gặp gỡ và trao gửi cho nhau sự quan tâm, sự săn sóc để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau phấn đấu cho cuộc sống ngày càng thịnh vượng, hạnh phúc.

Điều chỉnh và xây dựng hệ giá trị văn hóa ứng xử phù hợp với Hà Tĩnh

'Văn hóa ứng xử trong cộng đồng' là chủ đề hội thảo khoa học được Sở VH-TT&DL phối hợp Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức sáng 21/9.