Trong cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mới đây, 16 ngân hàng cho biết sẽ cùng tham gia giảm lãi suất cho vay đồng loạt để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, mức giảm và đối tượng được giảm vẫn sẽ phải có sự chọn lọc.
Các ngân hàng đã thống nhất sẽ giảm lãi suất khoản vay hiện hữu cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, sẽ thực hiện ngay trong tháng 7 cho đến hết năm 2021.
Mức giảm lãi suất trung bình các ngân hàng đưa ra vào khoảng 1%/năm, trong đó, đối tượng áp dụng là những khách hàng gặp khó khăn và đang chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Thông tư 03 đã mở thêm không gian, làm ấm quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp giữa lúc dịch Covid-19 rất phức tạp, nhưng vẫn còn một số khu vực chưa được hưởng lợi như mong đợi và mối lo rủi ro nợ xấu tiềm ẩn...
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nhận diện và có biện pháp phòng ngừa việc một số lĩnh vực có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân như tín dụng bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động hệ thống
Trao đổi về những nội dung còn vướng mắc khi triển khai thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, đại diện Ngân hàng Quân đội cho biết trong khi các ngành khác đâu đó đã có sự phục hồi, thì lĩnh vực lưu trú vẫn còn khó khăn kéo dài, có thể cần xem xét về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Báo cáo về kết quả tín dụng 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 9, tín dụng tăng 6,09%, trong khi tăng trưởng tín dụng đến đầu tháng 9 chỉ vào khoảng 4,2-4,3%, nghĩa là chỉ tính riêng tháng 9 đã tăng khoảng 1,8%.
Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm thêm trong bối cảnh dòng vốn ồ ạt chảy vào ngân hàng, nhưng tín dụng lại tăng rất chậm.
Động thái giảm hàng loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước được xem là bước đệm để kéo giảm lãi suất cho vay. Từ đó, kỳ vọng vực cầu tín dụng cuối năm.
Phía ngân hàng thêm gánh nặng nỗi lo lợi nhuận do không được ghi nhận lãi dự thu từ các khoản nợ cơ cấu lại cho doanh nghiệp. Việc chứng minh thiệt hại do Covid-19 không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn cho chính ngân hàng.
Theo các ngân hàng, đến nay, số lượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khá lớn, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại một số ngân hàng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.