Nợ xấu tại MB chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng khoảng 80%, còn lại 20% nợ xấu đến từ khách hàng doanh nghiệp, dàn trải chủ yếu ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hôm nay 7/8, có 5 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó 4/5 giao dịch là đăng ký mua vào gồm: YBM, MBB, HAH, TNG.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, mã CK: MBB) đạt hơn 10.726 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, ngân hàng 'rót' gần 37.000 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư.
Dư nợ và tiến độ trả nợ của 4 khách hàng lớn gồm Novaland, Trung Nam, Sun Group là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm tại hội nghị nhà đầu tư năm 2024 của MB.
Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, MB xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
MB là một trong những ngân hàng đầu tiên đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho cả 3 trụ cột từ năm 2020.
NHNN hút gần 145.000 tỷ đồng sau 9 lần phát hành tín phiếu; Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt; Sẽ sửa đổi một số quy định về quản lý ngoại hối; MB thắng giải thưởng quốc tế về quản trị rủi ro… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật tuần qua.
Vừa qua, nhân sự cấp cao trong Ban Điều hành và Ban Kiểm soát tại loạt ngân hàng như MB, Sacombank, VIB, BVBank đều có sự thay đổi.
Trong tháng 6/2023, loạt ngân hàng bao gồm MB, Sacombank, VIB, BVBank đều chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo trong ban điều hành ngân hàng.
Chuyên gia cho rằng áp lực nợ xấu với ngành ngân hàng trong năm 2023 đang được kỳ vọng sẽ giảm bớt sau khi Thông tư số 02 ra đời. Tuy nhiên, triển vọng lợi nhuận không lạc quan bằng những năm trước.
Quý I/2023, nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận thấp, thậm chí tăng trưởng âm, phần lớn do nợ xấu cao, trích lập dự phòng ăn mòn lợi nhuận.
Liên tiếp hai thông tư được Ngân hàng Nhà nước ban hành và có hiệu lực ngay trong tuần qua được đánh giá là nỗ lực của cơ quan này nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho không ít ngành nghề, lĩnh vực.
Trong bối cảnh thị trường vốn chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, thì áp lực vốn đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục ở mức cao.
Dù ngân hàng không thiếu tiền và không thiếu room tín dụng nhưng tăng trưởng tín dụng đến thời điểm này chỉ bằng 1/3 năm ngoái.
Tính đến 20/4/2023, tín dụng toàn nền kinh tế trong nước đạt trên 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022, thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (6,46%).
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tích cực thực hiện hàng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn tín dụng, nhưng 4 tháng đầu năm 2023, tín dụng vẫn tăng chậm, chủ yếu do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém.
Lãnh đạo các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Agribank, MB, Techcombank, Standard Chartered Việt Nam... nêu quan điểm về các chính sách giảm lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội...
Ban hành kịp thời, phản ứng rất nhanh đáp ứng mong muốn của thị trường, điều chỉnh nhỏ nhưng rất ấn tượng... Đây là những đánh giá tích cực dành cho Ngân hàng Nhà nước liên quan đến Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ.
Các ngân hàng cam kết sẽ nhanh chóng triển khai nội dung của thông tư 02 về cơ cấu nợ trên toàn hệ thống để nhanh chóng giúp người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Nguyên nhân được chỉ rõ từ phía cầu tín dụng thấp và thận trọng trong cấp tín dụng của các ngân hàng và thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý của các dự án...
Lãnh đạo các ngân hàng lớn khẳng định ngân hàng đang dồi dào tiền, sẵn sàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn so với cuối năm 2022.
Tính đến ngày 20-4-2023, tăng trưởng tín dụng đạt hơn 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là con số được đưa ra trong hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN (về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức vào chiều qua (25-4).
Sau khi Thông tư 02 được ban hành, các ngân hàng đang chuẩn bị thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Câu hỏi được nhiều người đặt ra chính là ai được hưởng chính sách này.
Tại hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023, lãnh đạo các ngân hàng cam kết triển khai nhanh Thông tư 02 và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Hệ thống ngân hàng đang dư dả tiền nhưng ít người vay. Một trong những nguyên nhân chính là 'tắc' ở bất động sản.
Chiều 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng vay vốn.
Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm với quy mô 40.000 tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân được 4.300 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất tính đến cuối tháng Tám khoảng 13,5 tỷ đồng.
Theo báo cáo nhanh từ các ngân hàng thương mại (NHTM), doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất (HTLS) đạt gần 4.407 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được HTLS đạt khoảng 4.300 tỷ đồng; dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8/2022 khoảng 13,5 tỷ.
Đại diện một số ngân hàng thương mại (NHTM) cho biết: Ngân hàng đã chủ động liên hệ, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, song một số khách hàng, nhất là doanh nghiệp đang có tâm lý e ngại các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng thương mại hết hạn mức tăng trưởng tín dụng nên không thể giải ngân cho vay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN nên cân nhắc nới room với điều kiện kiểm soát để giải được cơn khát vốn cho DN khôi phục, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Chương trình hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng đang được hệ thống ngân hàng rốt ráo thực hiện, nhằm nhanh chóng đưa chính sách vào cuộc sống. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là một trong nhiều giải pháp mà ngành Ngân hàng triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, tạo nền tảng để tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cuối tháng 1, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, trọng tâm của chương trình là Chính phủ sẽ thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách Nhà nước, tối đa 40.000 tỷ đồng. Nhưng đến cuối tuần vừa qua, tức là sau gần 4 tháng, Chính phủ mới chính thức ban hành Nghị định 31 về gói hỗ trợ này.
Mặc dù nợ vay được treo nhưng khi hết hạn giãn, hoãn, 'bài toán' nợ xấu đã khó càng thêm khó. Các chuyên gia cho rằng chỉ cần 30% tổng số dư nợ đang được cơ cấu biến thành nợ xấu thì câu chuyện nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ rẽ sang hướng khác.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khiến ngân hàng lãi 'khủng,' trong khi tình trạng 'khát vốn' vẫn đang gây trở ngại cho quá trình hồi phục sản xuất, kinh doanh.