Ngoài check-in, chụp hình tại các điểm đến được trang trí ấn tượng, độc đáo cho ngày Halloween, du khách có thể kết hợp trải nghiệm ẩm thực ở một số địa chỉ ăn uống quen thuộc như phố đi bộ Bùi Viện, chợ Bến Thành,…
Quận Tư, cái cù lao nằm giữa trung tâm Sài Gòn - TP.HCM, trong một ngày mưa làm cho tôi bất giác dịu lòng, nhìn ngắm phố trong cảm xúc của một người thân thấy gì cũng thương.
Chiều 30-6, UBND quận 4 phối hợp Sở Du lịch TP HCM tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch đặc trưng trên địa bàn với tên gọi Quận 4 - Cù lao giữa lòng phố thị.
Chiều 30/6, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND Quận 4 tổ chức ra mắt sản phẩm du lịch đặc trưng Quận 4 với tên gọi 'Quận 4 - Cù lao giữa lòng phố thị'. Đây là sản phẩm du lịch mới của TP Hồ Chí Minh trong chương trình 'Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng'.
Những hoạt động trải nghiệm thú vị bên những dòng kênh xanh quận 4, TP.HCM được thể hiện qua sản phẩm du lịch đặc trưng 'Quận 4 - Cù lao giữa lòng phố thị'.
Ngày 30/6, UBND quận 4 phối hợp với Sở Du lịch TP.HCM tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch đặc trưng của quận mang tên Quận 4 - Cù lao giữa lòng phố thị trong khuôn khổ chương trình Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Sáng 28/6, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP cùng các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri Quận 4. Cùng tiếp xúc có các đại biểu HĐND để ghi nhận ý kiến cử tri trước kỳ họp thứ 10 của HĐND TP.HCM khóa X.
Việc hành nghề múa lửa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể gây nên bệnh viêm phổi. Trẻ em đường phố phải mưu sinh sớm cũng dễ bị đưa đẩy dính vào tệ nạn xã hội.
Năm 2023, TPHCM đặt kế hoạch đón 5 triệu lượt khách quốc tế, hơn 35 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu khoảng 160.000 tỷ đồng. Mục tiêu là vậy nhưng làm sao để khách chi tiêu nhiều, lưu trú dài ngày đang là điều trăn trở đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú…
Ẩm thực về đêm đang được hiểu đơn giản là kinh tế ban đêm nhưng chưa tạo được nét riêng để thu hút du khách
Từ tháng 7-2020, Chính phủ phê duyệt 'Đề án Phát triển kinh tế ban đêm', cho phép một số địa phương có lượng khách du lịch lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Phú Quốc... được nghiên cứu, triển khai thí điểm các loại hình kinh tế đêm. Thế nhưng, theo một số chuyên gia ngành du lịch, muốn phát triển kinh tế đêm phải phối hợp 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Trong đó, Nhà nước thể hiện vai trò chủ đạo, định hướng chiến lược nhưng nhất thiết phải có chính sách mở, nếu không khó mà thu hút nhà đầu tư vào chợ đêm.
Nhận thấy tiềm năng của khu phố ẩm thực, các quận huyện ở Tp.HCM đã định hướng phát triển du lịch ban đêm và kinh tế đêm, bao gồm cả việc mở phố ẩm thực, phố đi bộ.
Các tuyến phố đêm không nhất thiết phải quy hoạch cứng nhắc mà nên theo nhu cầu của thị trường, đồng thời cũng cần có các đánh giá tác động của dự án đối với môi trường sống của đô thị.
Sau 2 tuần TP.HCM cho phép hàng quán mở cửa bán tại chỗ, tình hình kinh doanh tại các cơ sở ăn uống vẫn ảm đạm. Thậm chí, nhiều nơi chưa mở cửa hoặc thông báo sang nhượng cửa hàng…
Trong khi các quán nhậu và quán ăn vỉa hè tại TP.HCM nhộn nhịp khách thì nhiều nhà hàng lại ế ẩm. Thậm chí, nhiều nơi chưa mở cửa hoặc thông báo sang nhượng cửa hàng.
Nhiều tiệm lẩu, nướng sớm hết bàn trong ngày đầu được phục vụ tại chỗ trở lại. Hầu hết người trẻ hào hứng khi được thưởng thức tại quán, cũng có bạn tiếc nuối vì thiếu món ăn.
Một trong những đặc trưng của ẩm thực Việt chính là sự biến hóa, sáng tạo và thích ứng dù ở bất kể đâu và với thực khách nào.
Bên cạnh những tỉnh, thành phố có những mô hình du lịch đêm đang thu hút du khách như phố đi bộ tại Hà Nội, TPHCM, các chợ đêm ở những thành phố du lịch,… nhiều địa phương khác cũng đang tìm cách phát triển loại hình du lịch này.
Nối tiếp các phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện (quận 1), phố ẩm thực Vĩnh Khánh (quận 4), nhiều nơi khác như quận 3, quận 10… cũng lên kế hoạch mở phố đi bộ, phố ẩm thực trên địa bàn. Tuy nhiên, điều gây lo lắng là việc 'nhà nhà' đóng đường mở phố đi bộ, phố ẩm thực sẽ làm gia tăng tình trạng kẹt xe, nhất là trong bối cảnh diện tích đất dành cho giao thông (tính trên đầu người) ở TPHCM hiện rất thấp.
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, 2 con phố ẩm thực nổi tiếng ở Sài Gòn lại rơi vào tình cảnh gần như trái ngược nhau. Khác với cảnh tấp nập, nhộn nhịp ở quận 4, những hộ dân buôn bán đồ ăn ở quận 6 vẫn mòn mỏi đợi khách dù phố đã lên đèn.
Ở TPHCM, dù có rất nhiều con đường nổi tiếng với thức ăn đường phố, nhưng lại có ít con đường chính thức được gắn tên 'Phố ẩm thực'. Có phố thì đìu hiu, có phố lại quá náo động khiến cư dân sống gần đó phải than thở. Có thể thấy, đã đến lúc mô hình này cần được đánh giá lại và tìm hướng phát triển hài hòa nhất.