Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều điểm trên quốc lộ (QL) 31 bị ngập. Đến trưa 10/9, nước rút, đoạn qua phố Kim, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) đã thông. Tuy vậy, trên tuyến QL này, đoạn qua thôn Đồng Man, xã Biển Động (cùng huyện) bị sạt lở, tạo thành hố sâu.
Công trình cấp nước sạch liên xã Phượng Sơn - Quý Sơn (Lục Ngạn) dù đã cơ bản hoàn thành nhưng đến nay chưa thể bàn giao, vận hành để cấp nước cho người dân. Sở Nông nghiệp và PTNT đang quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu khẩn trương phối hợp giải quyết, phấn đấu hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 30/9 năm nay.
Khánh thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2023, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL) 31 đã mang lại nhiều lợi ích, rõ nhất là đường rộng, xe thông, người dân phấn khởi. Hoạt động giao thương cũng vì thế mà 'thuận buồm, xuôi gió', tạo động lực phát triển khu vực phía Đông của tỉnh Bắc Giang.
Vào vụ vải thiều, dọc quốc lộ 31, đoạn từ phố Kim, xã Phượng Sơn lên đến xã Biển Động (Lục Ngạn) có hơn 10 điểm cân mang tên 'Bằng Thủy'. Nhiều hộ muốn bán sản phẩm tại những điểm cân này bởi chủ điểm cân làm ăn uy tín, chuyên nghiệp. Người gây dựng nên thương hiệu ấy là nữ doanh nhân Tạ Thị Thủy (SN 1980), Giám đốc HTX Nông nghiệp Bằng Thủy (HTX Bằng Thủy), xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn.
Nhắc đến đặc sản Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn là cái tên không thể bỏ qua. Có nhiều địa phương trồng vải thiều, nhưng ít nơi nào có thứ vải thơm ngon, với vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ như ở Bắc Giang. Khi đến mùa, vải thiều Lục Ngạn luôn được tiêu thụ với số lượng lớn đến mọi tỉnh thành và đặc biệt xuất khẩu đi các nước.
Theo Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Trần Quang Tấn, thời gian tới tỉnh tập trung khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
Những ngày này, dọc con đường từ Phố Kim (xã Phương Sơn) đến Thị trấn Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang) từ sáng sớm đến chiều đều tấp nập người dân ngược xuôi, đội nắng, dầm mưa chở vải đi tiêu thụ.
Những ngày này người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang bước vào cao điểm thu hoạch vải thiều. Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt, bóng áo xanh tình nguyện hòa mình vào những đồi vải thu hoạch giúp đỡ những gia đình chính sách, hộ khó khăn; tham gia điều tiết, phân luồng giao thông và nhiều hoạt động khác, với tinh thần 'đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên'.
Những ngày này, hàng dài xe máy, xe tải, xe container chất đầy vải nối đuôi nhau trên mọi nẻo đường của Lục Ngạn đi tiêu thụ, tạo bên không khí náo nhiệt, tất bật của người dân nơi đây.
Thủ phủ vải thiều huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đang bước vào những ngày cao điểm thu hoạch chính vụ (10/6 - 30/7).
UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa thành lập 2 tổ liên ngành hỗ trợ, kiểm tra, xử lý vi phạm về an ninh trật tự (ANTT), trật tự an toàn giao thông (ATGT) và gian lận thương mại trong vụ thu hoạch, tiêu thụ vải thiều năm 2023.
Chiều 15/6 tại ga liên vận quốc tế Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu 56 tấn vải thiều tươi đầu tiên từ ga này.
Hạ tầng giao thông đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ nông sản, trong đó có vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Nếu như những năm trước, tình trạng ùn tắc giao thông mùa vải trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều chủ phương tiện lưu thông qua địa bàn thì sau khi đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới nhiều tuyến đường, tình trạng trên đã phần lớn được khắc phục.
Mùa thu hoạch vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa bước vào chính vụ. Mặc dù thời tiết nắng nóng song người dân đã tích cực thu hoạch để kịp tiêu thụ. Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh có hàng trăm điểm thu mua vải thiều. Nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự và tiêu thụ vải thiều thuận lợi, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tăng cường lực lượng để hỗ trợ người dân.
Theo dự báo mùa thu hoạch vải thiều của huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) vào chính vụ năm nay còn khoảng 2 tuần nữa. Vì vậy, các nhà thầu thi công Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 31 đang chạy đua với thời gian để hoàn thành thảm bê tông nhựa lớp 1 (bê tông nhựa C19) phục vụ việc lưu thông, vận chuyển vải thiều của bà con nông dân được thuận lợi nhất.
Thời điểm này, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào vụ thu hoạch vải thiều. Do thời tiết nắng nóng, khô hạn khiến phụ tải tăng cao, nguồn cung điện giảm nên một số địa bàn bị cắt điện luân phiên, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ vải.
Mới bước vào vụ thu hoạch được ít ngày nhưng hoạt động mua bán vải đã rất sôi động, nhiều khu vực đã ùn tắc do lượng vải đổ về điểm cân khá lớn.
Quốc lộ 31, tuyến đường huyết mạch tiêu thụ vải của huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, vẫn chưa hoàn thiện khiến cho việc mua bán vải của người dân vốn đã vất vả nay càng thêm cực nhọc.
Vải thiều huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đang bước vào những ngày đầu thu hoạch. tuy nhiên do đang thi công Quốc lộ 31 nên đi lại khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông, mua bán vải.
Lực lượng công an và người dân đang tìm kiếm anh Lê Tiến S (SN 1983) ở thôn Tòng Lệnh 2, xã Trường Giang, huyện Lục Nam (Bắc Giang) nghi bị đuối nước khi bơi qua sông Lục Nam.
Vào những ngày này, nông dân huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đang tất bật thu hoạch vải. Đây được xem là vùng trồng vải lớn nhất cả nước, nổi tiếng với thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.
Toàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay được mùa với khoảng 95.000 tấn vải thiều, tất cả được thương lái từ nhiều địa phương đến vận chuyển mang đi trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến tháng 7.
Những ngày này, vải thiều tại các huyện như Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã bắt đầu vào thời điểm chín rộ nên từ 5h sáng, hàng trăm người đã bắt đầu mang vải đi bán.
Đi chợ vải thiều ở Bắc Giang, bạn phải có mặt từ sáng sớm để có thể chứng kiến từng đoàn xe tấp nập chở vải thiều từ các ngả đường tiến về những điểm cân trong huyện Lục Ngạn.
Mặc cho những ngày gần đây thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời lên cao nhưng người dân vùng vải Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) vẫn tích cực thu hoạch vải thiều. Dọc các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có hàng trăm điểm thu mua, đóng gói tiêu thụ vải thiều. Nắng nóng là thế nhưng cũng không ngăn được những bước chân du khách về với vùng quả ngọt.
Đến hẹn lại lên, người dân Lục Ngạn lại được mùa vải, hai bên đường khu phố Kim (Lục Ngạn, Bắc Giang) đã bắt đầu những chuyến hàng nặng chĩu.
Nhu cầu tại thị trường Trung Quốc cao, các điểm cân đều gom mua số lượng lớn vải thiều Lục Ngạn. Nhờ vậy, loại quả đặc sản này có giá cao ngất ngưởng, nông dân trúng đậm.
Những ngày này, người dân ở khắp các vùng Lục Ngạn đã đưa vải chín sớm ra dọc trục đường ở trước chợ ở phố Kim (Lục Ngạn, Bắc Giang) để nhập cho các thương lái. Khung cảnh nhộn nhịp, các xe chở vải nối dài con đường là những niềm vui của bà con nông dân được mùa vải, giá tốt năm nay.
Chiều qua (10/6), huyện Lục Ngạn tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2022.
Vải thiều sớm tại huyện Tân Yên và một số xã của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã bắt đầu cho thu hoạch, nhiều thương nhân đổ xô đến các điểm bán để thu mua với giá cao.
Lực lượng Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhiều ngày dầm mưa dãi nắng đảm bảo an toàn giao thông cho việc vận chuyển, tiêu thụ vải thiều của người dân.
Theo thông tin từ Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua ghi nhận phản ánh của một số người dân, tại một số điểm cân vải thiều đã xuất hiện tình trạng ép giá, trừ lùi cân quá nhiều, gây tâm lý ức chế trong nhân dân.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng lao động thời vụ đến huyện Lục Ngạn trong vụ vải năm nay rất ít. Nhiều hộ, doanh nghiệp (DN), cơ sở thu mua, đóng gói vải không có đủ lao động. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn đã có giải pháp khắc phục kịp thời.
Thông tin từ Sở Công Thương, tính đến ngày 10/6, lượng vải thiều Bắc Giang xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn là hơn 27,3 nghìn tấn; trong đó xuất qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai hơn 13,9 nghìn tấn, Lạng Sơn hơn 13,4 nghìn tấn.
Những nỗi lo của vùng vải thiều Lục Ngạn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 là có thật nhưng có đến nỗi phải 'giải cứu' như nhiều cá nhân, hội nhóm kêu gọi những ngày vừa qua...
Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thời điểm này, việc thu hoạch và tiêu thụ vải thiều tại địa phương diễn ra khá thuận lợi. Các điểm thu mua, các hộ đăng ký xây mới số lò sấy vải tăng cao, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.