Nuôi ong mật chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học và thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất nông nghiệp của vùng.
Chanh dây đã giúp nhiều hộ dân vùng khó của tỉnh Gia Lai thoát nghèo. Tuy nhiên, giá cả bấp bênh cũng từng khiến nhiều nhà vườn 'vỡ mộng' về loại cây này.
Dám nghĩ dám làm, anh Thiêm mạnh dạn 'di cư' giống tre Bát Độ từ phía Bắc vào Tây Nguyên trồng lấy măng, thu tiền tỷ mỗi năm.
Giá cà phê tăng cao thời gian qua khiến nhiều nông dân ở Tây Nguyên đưa nhau xuống giống, nhiều vườn chanh dây cũng bị phá bỏ để trồng cà phê
Nhiều thương lái tại Gia Lai, Kon Tum lùng sục đến các địa phương và đăng tải bài viết lên mạng xã hội để tìm mua xác ve sầu với giá thành cao.
Dù đang trong vụ thu hoạch, nhưng năm nay cây điều cho năng suất thấp, giá cả sụt giảm, khiến người dân đứng trước nguy cơ mất mùa.
Nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ cuối niên vụ thu hoạch cà-phê 2023-2024. Năm nay, thời tiết thuận lợi, giá cà-phê liên tục tăng cao đạt gần 70.000 đồng/kg, mức cao nhất trong hơn 20 năm gần đây nên người trồng rất vui.
Chanh dây đang vào vụ, nhưng hiện tại giá tụt dốc không phanh khiến người dân không mặn mà thu hoạch.
Nhiều ngày qua, nông dân Gia Lai đứng ngồi không yên khi sầu riêng liên tục rụng quả non trắng gốc.
Diễn biến bất thường của thời tiết năm nay khiến nhiều vườn sầu riêng của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị rụng hoa và quả non, nhiều hộ nông dân đứng ngồi không yên vì nguy cơ 'trắng tay'.
Đang là thời điểm đậu trái song sầu riêng non lại rụng hàng loạt, báo hiệu nguy cơ thua lỗ khiến nông dân ở Gia Lai lại đứng ngồi không yên.
Thời tiết thất thường khiến rất nhiều vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị hư hại, người nông dân đứng trước nguy cơ mất mùa, thiệt hại về kinh tế.
Ngoài điệp khúc được mùa mất giá hay được giá mất mùa, những năm gần đây chi phí đầu tư tăng mạnh khiến người trồng cà phê ở Gia Lai chịu tổn thất nặng nề. Trước thực trạng này, một bộ phận nông dân đã nâng tầm giá trị sản phẩm cà phê nhằm tạo thị trường tiêu thụ bền vững.
Không đành lòng chứng kiến cảnh bị thương lái ép giá, ông Nguyễn Văn Thiêm (45 tuổi, trú tại xã Ia Chía, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư chế biến thành phẩm hạt điều rang củi và măng bát độ. Với 2 sản phẩm này, trung bình mỗi năm gia đình ông Thiêm thu về gần 1 tỷ đồng.
Vụ thu hoạch hạt điều tại tỉnh Gia Lai đã bắt đầu từ giữa tháng 2, niên vụ 2022-2023 này, tại huyện Ia Grai, nơi có diện tích điều lớn nhất tỉnh, năng suất và giá cả điều đều giảm so với năm ngoái.
Hiện đang vào mùa thu hoạch điều chính vụ, nhưng nông dân ở Gia Lai kém vui vì điều được mùa nhưng giá bán giảm so với năm ngoái, trong khi chi phí đầu tư và nhân công tăng cao.
Gia Lai là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số, một số hợp tác xã đã đứng ra kết nối người dân với doanh nghiệp trong phát triển chuỗi liên kết để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, tăng thu nhập. Đây được xem như cầu nối, tạo cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số.