Với phương châm 'tốt đời, đẹp đạo', thời gian qua chức sắc, chức việc các tôn giáo thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy, chính quyền, cùng tham gia phối hợp giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), qua đó góp phần giữ vững ổn định tình hình tại địa phương…
Đây là chủ đề của buổi tọa đàm do Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận tổ chức nhân dịp Lễ hội Katê của đồng bào Chăm vừa tổ chức mới đây.
Cứ đến ngày 1/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lại hành hương về tháp Pô Sah Inư để tham dự Lễ hội Katê. Năm nay, trong không gian lễ hội dưới chân tháp, Bảo tàng tỉnh đã bố trí gian trưng bày về 'Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX'.
Katê là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận, diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch năm nay (nhằm ngày 1 và 2/10 Dương lịch). Với giá trị văn hóa đặc sắc, Lễ hội Katê ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước tham gia.
Chiều 25/9, Đồng chí Tiêu Hồng Phúc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy- Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc tết Katê đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại xã Phan Hiệp và xã Phan Thanh huyện Bắc Bình.
Tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận vào tối 13/9, khu vực huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh đã và đang có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ninh Thuận là vùng đất có nhiều dân tộc từ nơi khác tới định cư trong nhiều giai đoạn khác nhau. Các dân tộc trong quá trình sinh sống ở mảnh đất này đã hình thành và phát triển nhiều ngành nghề thủ công như: Dệt thổ cẩm, gốm nung, đan võng, chiếu cói... Có những nghề nay vẫn duy trì phát triển và trở thành làng nghề truyền thống, trong đó tiêu biểu là làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người Chăm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Ngày 30/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Hoàng Ngọc tổ chức trao tặng 300 suất quà cho bà con đồng bào dân tộc Chăm tại xã Phan Hòa ( Bắc Bình).
Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) tập trung các chương trình, nguồn vốn, mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế-xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm thủ công ngày càng cao, yêu cầu các sản phẩm đó giá cả phù hợp, bền, đẹp lại không gây tác dụng phụ cho con người, thân thiện với môi trường. Vì vậy đã có rất nhiều người chuyển sang làm nghề thủ công, họ truyền nghề cho nhau dần dần hình thành các làng nghề. Làng nghề đó là nghề truyền thống và là nét đặc trưng của nông thôn tỉnh Bình Thuận.
Kết tinh lại từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng tiếng trống gợi nhắc văn hóa cha ông.
Bắc Bình là huyện đa dạng văn hóa với 23 dân tộc cùng chung sống đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế và xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, địa phương đã tập trung đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, lồng ghép triển khai đề án trong các hoạt động của công tác gia đình.
Trong những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; phát triển làng nghề gắn với du lịch…
Ngày 28/6, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Bắc Bình lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: 'Các Dân tộc, đoàn kết, đổi mới khát vọng vươn lên phát triển bền vững'.
Với mong muốn làm đẹp cảnh quan trường học, Huyện đoàn Bắc Bình đang triển khai chương trình 'Áo mới trường em' tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
Thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Huyện ủy Bắc Bình đã chọn 5 vấn đề bức xúc của huyện để tập trung giải quyết. Đến nay, trên từng lĩnh vực của các vấn đề được chọn đã có những chuyển biến tích cực, có việc được xử lý dứt điểm…
Để gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm và tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan nhằm quảng bá, xúc tiến, các hoạt động liên kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch, mới đây UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư kinh phí sửa chữa Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tại huyện Bắc Bình.
Phan Hiệp là 1 trong 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm của huyện Bắc Bình hội tụ, lưu giữ nhiều nét đặc sắc văn hóa Chăm. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nơi đây luôn nhận được sự quan tâm của địa phương, của tỉnh đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2024), Công đoàn cơ sở Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã phối hợp cùng Bảo tàng cổ vật Mũi Né và Công ty TNHH Kỹ nghệ thương mại dịch vụ Hoàng Anh tổ chức trao quà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.
Thực hiện chủ trương của tỉnh di dời các cơ sở phế liệu ra khỏi khu dân cư được các huyện, thị xã, thành phố triển khai đạt được kết quả bước đầu. Tuy vậy, hiện nay các cơ sở thu mua phế liệu tái hoạt động trở lại, có thêm phát sinh mới, cần giải pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm...
Nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh ngày càng được cải thiện.
Di tích ở Bình Thuận đa dạng và đa sắc màu, mang những nét đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân tộc và có sức lôi cuốn hấp dẫn du khách tìm đến khám phá.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận phối hợp Quỹ Thiện Tâm và Cộng đồng VinFast Toàn cầu vừa tổ chức chương trình trao quà Tết Giáp Thìn 2024 cho hàng trăm hộ chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hai huyện Tuy Phong, Bắc Bình.
Ngày 23/1, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 cho gia đình chính sách, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Sáng 23/1, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho gia đình chính sách, chức sắc tôn giáo, hộ nghèo đồng bào Chăm, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bắc Bình (Bình Thuận).
Sáng 23/1, tiếp tục chương trình công tác tại Bình Thuận, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm, chúc Tết các gia đình chính sách và các chức sắc tiêu biểu của người Chăm, các nghệ nhân, bà con đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình.
Ngày 22/1, đồng chí Đặng Hồng Sỹ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng với lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc đã đi thăm và chúc Tết các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 16/1, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức trao thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Người dân huyện Bắc Bình nói chung và xã Phan Rí Thành nói riêng cho biết: Tình hình trộm cắp và ma túy đang có chiều hướng gia tăng tại địa bàn. Trước tình hình đó, UBND huyện chỉ đạo Công an huyện có kế hoạch, giải pháp đảm bảo an ninh trật tự và ngăn chặn mua bán ma túy ngay từ đầu năm.
Một năm sôi động những sự kiện thể thao lớn tổ chức tại Bàu Trắng (Hòa Thắng - Bắc Bình) trong năm 2023 đã góp phần mở ra các tour du lịch theo tuyến TP.HCM - Mũi Né - Hòa Thắng - Đà Lạt. Ai cũng hiểu du khách đi theo dòng sự kiện, nhất là những ai đam mê thể thao. Nhưng về Bàu Trắng thì không chỉ xem sự kiện mà còn được đắm mình vào thiên nhiên kỳ thú, để liên tưởng mình như đang ở trong những cảnh phim đặc sắc của Mỹ.
Chiều ngày 6/12, tại thị trấn Chợ Lầu (huyện Bắc Bình), ông Lê Quang Huy –Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri của xã Phan Hiệp và thị trấn Chợ Lầu.
Chiều 6/12, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy có buổi tiếp xúc cử tri thị trấn Chợ Lầu và Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri thị trấn Chợ Lầu và Phan Hiệp có nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề về quy hoạch đất đai đồng thời đề nghị các đơn vị liên quan sửa chữa các tuyến đường hư hỏng do vận chuyển vật liệu thi công cao tốc. Liên quan đến việc xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông cử tri đề nghị Quốc hội xem xét có quy định cho phép nồng độ cồn trong máu và hơi thở ở ngưỡng an toàn.
Trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa XI, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri ở 122 điểm/124 xã, phường, thị trấn. Qua các buổi tiếp xúc, cử tri và nhân dân nhiều địa phương trong tỉnh phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề trên các lĩnh vực, trong đó đề xuất các nội dung liên quan đến đất đai, xây dựng hạ tầng, chính sách...
Di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, quan niệm về giáo dục di sản đã có nhiều đổi mới. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa đều có thể trở thành địa điểm học tập mà học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp trải nghiệm.
Văn hóa Chăm lĩnh hội từ nhiều nền văn hóa lớn. Trong đó, ảnh hưởng sâu đậm nhất là văn hóa Ấn Độ. Bên cạnh, các làn điệu hát dân ca, các thể loại thành ngữ, ca dao, đồng dao, người Chăm còn sáng tạo ra thể thơ lục bát và nghệ thuật hát Ariya. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khiến loại hình sinh hoạt hát Ariya rơi vào quên lãng dần.
Một lớp học không có máy chiếu, không giấy mực, cũng chẳng bó gọn trong phòng học quy củ nhất định, mà ở đó suốt cả buổi, đôi bàn tay của cả người truyền nghề và học viên đều lấm lem bùn đất. Ở đó chỉ có tiếng nói và rộn ràng niềm vui. Đó là lớp học đặc biệt ngay giữa làng nghề gốm Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình) dành cho con em trong làng.
Sáng nay (1/11), tại Nhà Văn hóa thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp với UBND xã Phan Hiệp tổ chức 'Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm'.
Cùng với những nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn đóng góp quan trọng cho nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự (ANTT)...
Gần đây, sốt rét (SR) ngoại lai quay trở lại Bình Thuận, tạo mối nguy cơ trong cộng đồng. Đây là cảnh báo nếu không có giải pháp giám sát, kiểm soát kịp thời.
Nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh, quảng bá, giới thiệu giá trị và bảo tồn vốn quý văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức các chương trình văn hóa phục vụ du khách tham quan tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm.
Ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký quyết định phê duyệt Đề án 'Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch'.
Những ngày này, Lễ hội Katê Bình Thuận năm 2023 của đồng bào Chăm đang diễn ra tưng bừng với nhiều hoạt động đặc sắc.
Sáng 17/10, Bảo tàng Bình Thuận tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa phục vụ khách tham quan tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, dịp Lễ hội Katê năm 2023.
Hôm nay (14/10), nhằm ngày 1/7 Chăm lịch, hàng vạn người Chăm theo đạo Bà la môn tề tựu về các đền tháp Chăm để nghinh đón Lễ hội Katê 2023.
Katê là lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi. Katê còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.
Sáng 12/10, ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Thường trực Huyện ủy Bắc Bình, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình, đến thăm, chúc Tết Ka Tê tại xã Phan Hiệp và xã Phan Thanh (huyện Bắc Bình).
Sáng ngày 6/10, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức đoàn đi thăm, chúc Tết Katê đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn năm 2023 tại 2 huyện Tuy Phong, Bắc Bình.
Bình Thuận hiện có 35 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, vừa thể hiện bản sắc tộc người, vừa góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa chung. Những năm qua, hệ thống văn hóa từ tỉnh tới cơ sở đã coi trọng việc phát hiện, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng, phát hiện giá trị mới về văn học - nghệ thuật của các DTTS.