Sau 18 năm từ khi thành lập, hàng trăm dự án tỷ đô đã đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Thế nhưng, rất nhiều trong số đó án binh bất động, cơ sở hạ tầng, những khu đất rộng hàng chục đến hàng trăm hecta đã bàn giao cho doanh nghiệp bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường dân sinh tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập cục bộ; nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, hoa màu bị hư hại.
Hơn 60 năm hoạt động, cống Tây Yên (phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo được tính năng của công trình thủy lợi.
Quan trọng hơn không phải là vì cơ cấu mà Hà Tĩnh phải lựa chọn được cán bộ thực sự có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng, trình độ, uy tín và đủ năng lực cùng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ tới.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục đổi mới, sáng tạo để phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp vào công tác an sinh xã hội.
Trước diễn biến của bão số 4 và dự báo hoàn lưu sau bão sẽ có mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, các tỉnh miền Trung đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.
Do ảnh hưởng của bão số 4, địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa to, gió lớn đã làm tốc mái hàng chục mái nhà, nhiều cây cối, tài sản khác bị hư hại.
Các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.
Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân để cùng đưa dự án trọng điểm quốc gia đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối về đích 'đúng hẹn'.
24 giáo viên và 205 em học sinh thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được tuyên dương, khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong năm học 2023-2024.
Qua hơn 5 tháng chuẩn bị và tổ chức diễn tập thử, buổi diễn tập chính thức phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa diễn ra thành công tốt đẹp.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đã quán triệt, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng KVPT.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã ân cần thăm hỏi, tặng quà; đồng thời đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tốt hơn nữa đến các gia đình người có công.
Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng với chủ đầu tư và các đơn vị thi công, quyết tâm thực hiện Dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn qua địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Qua bỏ phiếu, 6/6 phường của thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.
Tại buổi thảo luận với Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thị xã Kỳ Anh, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng liên quan đến các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII.
TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, tiếp tục khai thác mọi nguồn lực đầu tư phát triển đô thị, phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2025.
Các địa phương ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các cấp, ngành và Nhân dân về nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Giai đoạn 2024 – 2029, LLVT thị xã Kỳ Anh, huyện Đức Thọ, Can Lộc (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có tư tưởng kiên định, vững vàng, cơ sở vững mạnh toàn diện.
Ngay sau khi có chủ trương, quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, cùng ngày, thị xã Kỳ Anh đã kiện toàn các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024.
Ban Thường vụ Tỉnh Hà Tĩnh vừa công bố các quyết định về công tác cán bộ. 21 đồng chí được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, cho chủ trương về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 đồng chí.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị, bên cạnh xây dựng các sản phẩm tốt, các cấp, ngành cần có cách làm sáng tạo trong quảng bá, lan tỏa hiệu quả tiềm năng, vẻ đẹp, các giá trị văn hóa, con người, để Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải khẳng định tỉnh Hà Tĩnh sẽ đồng hành cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đúng tiến độ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các cấp, ngành tiếp tục nâng tầm quan hệ với đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, qua đó quảng bá hình ảnh, tiềm năng của Hà Tĩnh nhằm thu hút đầu tư.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14.050 tỷ đồng, đạt 74% dự toán, bằng 91% cùng kỳ năm trước. Giải ngân đầu tư công đạt 6.404/11.299 tỷ đồng, bằng 72,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 56,7% kế hoạch tỉnh giao.
Sáng 11/9, trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Xã vừa nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Tĩnh thông báo về việc dừng xem xét hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Vĩnh hằng viên Tâm Đức trên địa bàn.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, thời gian qua, các dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA trên địa bàn đều là những dự án lớn, có tính liên vùng, mức độ lan tỏa cao.
Thông tin tại họp báo mới đây, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, sắp tới, tỉnh dự kiến sẽ ký kết 21 biên bản ghi nhớ hợp tác, tổng mức đầu tư trên 200.000 tỷ đồng với các nhà đầu tư tiềm năng.
Có 30 dự án lớn được UBND tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư đến năm 2030, trong đó tập trung vào những dự án hạ tầng quan trọng, mang tính động lực.
Không chỉ hỗ trợ vốn, các dự án ODA ở Hà Tĩnh còn chuyển giao tri thức, kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến trên thế giới.
Năm 2016 lại nay, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Cơ quan phát triển Pháp đã đầu tư 10 dự án vào Hà Tĩnh với tổng vốn vay và tài trợ gần 5.200 tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng giúp địa phương xây dựng hạ tầng, chống biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh: Cả hệ thống chính trị cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Hành lang nhánh Viêng Chăn - Pạc Xăn - Vinh - Hà Nội có nhiều tiềm năng trong phát triển giao thông, thương mại, đầu tư xuyên biên giới khi kết nối Viêng Chăn và Hà Nội - thủ đô và trung tâm kinh tế của Lào và Việt Nam.
Cho rằng dự án sẽ gây nhiều hệ lụy, Hà Tĩnh kiến nghị Trung ương dừng hẳn mỏ sắt Thạch Khê để điều chỉnh phát triển du lịch, trong khi chủ đầu tư lại mong dự án sớm tái khởi động.
Trước khi đề xuất phương án đóng cửa mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh đã nghiên cứu, tính toán thận trọng, trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan chức năng…
Hà Tĩnh phấn đấu năm 2021 có trên 60% HTX hoạt động tốt, khá; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động tăng từ 1,2-1,5 lần so với 2020…
Với việc xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, Hà Tĩnh đang 'tiếp sức' để doanh nghiệp (DN) phát triển và đầu tư xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Với hơn 7.900 doanh nghiệp (DN), cộng đồng DN Hà Tĩnh đã góp phần lớn trong thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng vai trò 'đầu tàu' trong nền kinh tế của tỉnh.
Sáng 26/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì buổi làm việc với Sở Kế hoạch & Đầu tư và đại diện các sở, ngành liên quan về xây dựng đề án tỉnh nông thôn mới (NTM).
Trong 38 cán bộ Hà Tĩnh thi trượt chuyên viên chính năm 2019 có 4 người là cán bộ chủ chốt, giữ chức chủ tịch huyện, phó giám đốc sở...