Khởi động đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Việc khởi động Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030' (gọi tắt là Đề án) được xem là cột mốc, đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Long An chung tay xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Gieo sạ đúng lịch để vụ lúa Hè Thu 2024 thắng lợi

Để sản xuất vụ lúa Hè Thu (HT) 2024 hiệu quả, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An xây dựng lịch thời vụ gieo sạ cụ thể cho từng vùng. Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh Long An, nông dân tại các địa phương vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh vẫn xuống giống ngay sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân 2023-2024. Điều này dễ dẫn đến bùng phát các loại sâu, bệnh gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng lúa.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Đối với cây lúa, từ năm 2016 đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung xây dựng vùng lúa ƯDCNC 60.000ha tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười nhằm phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bất chấp khuyến cáo, nhiều diện tích lúa vụ Hè Thu 2024 nông dân xuống giống trái lịch thời vụ

Mặc dù chưa đến lịch gieo sạ vụ lúa Hè Thu 2024 nhưng đến thời điểm hiện tại, hàng ngàn hecta lúa vụ Hè Thu 2024 được nông dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An xuống giống, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng.

Chủ động sản xuất vụ Hè Thu 2024

Trước tình hình thời tiết và sinh vật gây hại vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, tác động xấu đến sản xuất, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) chỉ đạo các ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tập trung thực hiện nhiều giải giáp để bảo đảm vụ lúa Hè Thu (HT) 2024 thắng lợi.

Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024: Nông dân có lợi nhuận cao

Hiện nay, nông dân tại một số địa phương tất bật thu hoạch lúa Đông Xuân (ĐX) 2023-2024 trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Năng suất lúa và giá bán cao, nông dân rất vui mừng, phấn khởi vì có thêm điều kiện để vui xuân, đón tết.

Nông dân cần tập trung cho sản xuất lúa Đông Xuân 2023 - 2024

Tình hình sâu, bệnh gây hại đầu vụ lúa Đông Xuân (ĐX) 2023 - 2024 chủ yếu là rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, sâu năn, ốc bươu vàng và chuột. Để sản xuất vụ ĐX đạt hiệu quả, ngành chức năng khuyến cáo nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh gây hại.

Tân Hưng: Nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân sớm có lợi nhuận cao

Số diện tích lúa Đông Xuân 2023 - 2024 gieo sạ sớm trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đang cho thu hoạch, giá bán ở mức cao, nông dân phấn khởi.

Người chăn nuôi tái đàn đón tết

Chỉ còn vài tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, đây là thời điểm nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An tái đàn để phục vụ thị trường tết. Tuy nhiên, khác với những năm trước, năm nay, người chăn nuôi chủ yếu duy trì đàn gia súc, gia cầm (GSGC) hiện có, rất ít hộ tăng đàn do 'ngại' giá con giống, thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Mở rộng diện tích lúa chất lượng cao

Ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đã và đang tích cực khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các quy trình thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất lúa để có sản phẩm chất lượng, an toàn. Ðồng thời, hướng dẫn nông dân lựa chọn, phát triển sản xuất các giống lúa chất lượng cao (CLC) để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bắt ốc bươu vàng, nông dân có thêm thu nhập trong mùa lũ

Hiện mực nước lũ trên địa bàn các huyện, thị xã vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Mực nước thấp, lượng thủy sản không phong phú nhưng người dân vẫn chủ động tìm việc làm để tăng thu nhập.

Hiện nông dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đang bước vào vụ sản xuất lúa Hè Thu (HT) 2023. Nông dân đang tập trung xuống giống theo lịch gieo sạ của cơ quan chuyên môn khuyến cáo, nhằm hạn chế thấp nhất dịch hại gây ra.

Tân Hưng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả nhưng chưa bền vững

Thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả tích cực, giúp nông dân huyện Tân Hưng, tỉnh Long An tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc chuyển đổi vẫn còn thiếu bền vững do nhiều yếu tố tác động, nhất là giá cả thị trường và đầu ra sản phẩm.

Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Long An có một số vùng cây ăn quả mới hình thành, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ còn hạn chế do nông dân sản xuất nhỏ, lẻ, chưa tập trung. Vì vậy, Đề án (ĐA) thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 (gọi tắt là ĐA) được xem là nhu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2022 trên 1%

Ngành Nông nghiệp tỉnh đã và đang triển khai, thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đạt tốc độ tăng trưởng khu vực I (nông, lâm, thủy sản) trên 1% vào cuối năm 2022 theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Thế nhưng, theo dự báo, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành trong thời gian tới.

Chủ động bảo vệ lúa Thu Đông

Vụ lúa Thu Đông (TĐ) 2022, diện tích gieo sạ toàn tỉnh Long An tăng so cùng kỳ. Hiện các trà lúa phát triển tốt, ít sâu, bệnh, một số diện tích xuống giống sớm nông dân đã thu hoạch xong. Mực nước lũ đang lên, ngành Nông nghiệp tỉnh tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống mưa, bão, nước lũ dâng, chủ động bảo vệ lúa.

Chủ động ứng phó mưa, bão, giảm nhẹ thiên tai

Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sản xuất và tài sản của người dân. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa, bão năm nay, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, phương án nhằm chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Chủ động phòng, chống thiên tai, bảo vệ lúa Hè Thu

Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu cùng thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An quan tâm chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng và ban, ngành, địa phương phải xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án sát với tình hình thực tế, bảo đảm sản xuất vụ Hè Thu (HT) an toàn, hiệu quả.

Phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An tập trung tái đàn vật nuôi. Tuy nhiên, thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa nên gia súc, gia cầm (GS, GC) rất dễ bị giảm sức đề kháng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do đó, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi.

Tân Hưng tăng cường liên kết sản xuất, ổn định đầu ra cho nông dân

Vụ Đông Xuân vừa qua, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An xây dựng được nhiều mô hình lúa ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Nhận thấy lợi ích của mô hình, vụ Hè Thu (HT) này, huyện tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình nhằm tăng cường liên kết sản xuất, ổn định đầu ra cho nông dân.

Tân Hưng: Tích cực chăm sóc lúa Hè Thu 2022

Nông dân trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đang tập trung xuống giống lúa vụ Hè Thu (HT) 2022. Tình hình sâu, bệnh đầu vụ tương đối ít, nông dân tích cực chăm sóc để có vụ mùa bội thu.

Sản xuất đi đôi với phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng

Sau những ngày đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực ra đồng chăm sóc lúa Đông Xuân (ĐX) với mong ước một năm thuận lợi, bội thu.

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022: Nông dân có lãi thấp

Diện tích lúa Đông Xuân (ĐX) 2021 - 2022 xuống giống sớm ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã bắt đầu thu hoạch với năng suất, giá cả ổn định. Tuy nhiên, do giá phân bón và vật tư nông nghiệp tăng cao nên nông dân có lãi thấp.

Đầu vụ Đông Xuân 2021 - 2022, sâu, bệnh gây hại ít

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An cơ bản xuống giống dứt điểm lúa vụ Đông Xuân (ĐX) 2021 - 2022. Qua theo dõi, nắm tình hình của cơ quan chuyên môn và nông dân thì tình hình sâu, bệnh gây hại đầu vụ lúa ĐX tương đối ít, chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn lá, ốc bươu vàng và chuột, tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp.

Giúp người dân sinh kế mùa lũ

Các mô hình sinh kế mùa lũ cho người dân như trồng lúa mùa nổi, trồng sen và chuyển giao kỹ thuật rút tơ sen đã và đang triển khai, thực hiện. Các mô hình được đánh giá đạt hiệu quả khá tốt và có nhiều triển vọng nhân rộng trong thời gian tới tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.

Thu hoạch, vận chuyển lúa Hè Thu không 'ách tắc' nhưng giá bán thấp

Nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã và đang thu hoạch vụ lúa Hè Thu 2021. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngành, các địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp để gỡ khó cho nông dân.

Vụ Đông Xuân 2019-2020: Nông dân có lãi khá

Lúa vụ Đông Xuân (ĐX) 2019-2020 được mùa, được giá, nông dân có lãi sau thu hoạch. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi và hạn, mặn nên sản xuất vụ Hè Thu tới phải bảo đảm đáp ứng lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Lúa Đông Xuân trúng mùa, dễ tiêu thụ

Những ngày này, nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đang gấp rút thu hoạch lúa Đông Xuân (ĐX) 2019-2020. Nhìn chung, vụ lúa này, nông dân trúng mùa và tiêu thụ dễ dàng với giá khá cao.

Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020: Nông dân có lợi nhuận khá

Vụ lúa Đông Xuân (ĐX) 2019-2020 đang trong giai đoạn thu hoạch. Hiện nay, giá lúa tương đối ổn định, năng suất khá nên nông dân có lãi.

Để có vụ lúa Đông Xuân bội thu

Lúa Đông Xuân (ĐX) 2019-2020 đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Để bảo đảm lúa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, nông dân đang tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa.