Với thực trạng của những buôn làng Jrai, Bahnar ở TP. Pleiku hiện nay thì khó có thể khôi phục nguyên mẫu như một 'bảo tàng sống' mà trước đây có người đề xuất.
Với mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại, giàu bản sắc, những năm qua, TP. Pleiku đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tại chỗ, tạo đà cho du lịch phát triển.
Nằm giữa lòng TP. Pleiku, làng Pleiku Roh phần nào đã bị 'cơn lốc' đô thị hóa cuốn đi những nét đặc trưng về mặt kiến trúc của người Jrai. Thế nhưng, bản sắc văn hóa truyền thống của một ngôi làng Jrai xưa vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và tiếp nối qua từng thế hệ.
Sáng 29-3, Công an TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã ký kết quy chế phối hợp với các Chi hội Tin lành Việt Nam-miền Nam TP Pleiku trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch, những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng đô thị.
Chiều 8-12, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên các làng đồng bào dân tộc thiểu số TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tiến hành tổng kết và trao giải cho các đội thi.
Tuần Văn hóa- Du lịch Gia Lai 2023 đã đến gần. Những ngày này, tại tỉnh Gia Lai, công tác chuẩn bị đang rất khẩn trương. Tuần lễ văn hóa du lịch của tỉnh năm nay được tổ chức với quy mô lớn, công phu, với hàng loạt các sự kiện văn hóa, thể thao mang đặc trưng văn hóa bản địa ở cao nguyên Gia Lai, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách.
Nhận lời mời của Trường Đại học Jeonju Kijeon, Hàn Quốc, ngày 13/9 tới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai sẽ tổ chức cho đoàn 14 nghệ nhân của TP.Pleiku và huyện Ia Grai, sang Hàn Quốc biểu diễn tại Lễ hội Sori quốc tế Jeonju 2023.
Những sinh hoạt đời thường, những sản vật vùng cao, những hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí... của đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà đã lan tỏa xuống phố, mang đến cái nhìn khác lạ và đầy cảm xúc trong lòng du khách và người dân.
Những đêm lửa trại đã trở thành nét văn hóa bao đời của nhiều ngôi làng Jrai, Bahnar ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động này đang dần thưa vắng.
Với công dân 'gốc Pleiku' ở xóm Đức An và quanh đó độ tuổi xấp xỉ sáu mươi trở lên nhiều người còn nhớ con suối Ia Kring mùa khô nước trong veo; lại được nghe kể, đầu nguồn có 'Giọt nước'. 'Đầu nguồn' bây giờ là miếng đất trống cây cỏ dại um tùm trên đường Lê Thánh Tôn, bên trái đường Châu Văn Liêm (theo hướng về trung tâm thành phố). Chân vực khu đất ấy, tre nứa phủ xanh, ken dày xưa kia có một 'giọt nước'.
Chiều 21-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai chủ trì cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo các huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang và TP. Pleiku để triển khai khẩn cấp một số công tác phòng-chống dịch.
Từ ngày 12 đến 14-11, tỉnh ta ghi nhận 88 ca mắc Covid-19 (trong đó có 6 ca test nhanh khi đến khám tại các cơ sở khám-chữa bệnh ở TP. Pleiku), nâng tổng số ca bệnh trong đợt 4 lên 2.399 trường hợp. Trong 72 giờ qua, TP. Pleiku và xã Ia Sao (huyện Ia Grai) tiếp tục ghi nhận nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2.
Từ ngày 19-10 đến 3-11, TP. Pleiku đã ghi nhận gần 150 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có nhiều ca cộng đồng không rõ nguồn lây. Trong khi đó, một bộ phận người dân xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, không tuân thủ các biện pháp phòng-chống dịch khiến công tác truy vết gặp nhiều khó khăn, nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.
Trước sức ép của quá trình đô thị hóa, nhiều làng Jrai ở Pleiku đã có những đổi thay cả về cấu trúc, sinh hoạt và văn hóa truyền thống. Đó là sự thật và cũng là quy luật khách quan. Nhưng để xây dựng một TP. Pleiku văn minh với đặc thù vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc bản địa, chúng ta không thể không chú trọng đến quy hoạch xây dựng các làng Jrai truyền thống và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc này.
Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân và 16 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19-8), phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh về những thành tích mà lực lượng Công an toàn tỉnh đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Những ngày qua, bà con giáo dân Giáo xứ Plei Chúet (phường Thắng Lợi) và Giáo họ Pleiku Roh (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) rất vui mừng khi nhận lại những bộ chiêng quý bị kẻ gian đột nhập vào nhà thờ lấy trộm. Tinh thần vào cuộc quyết liệt, kịp thời bắt giữ các đối tượng gây án của lực lượng Cảnh sát Hình sự trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã để lại niềm tin, hình ảnh đẹp trong quần chúng nhân dân.
Cây bé hay lớn, nằm ở địa hình bằng phẳng hay đồi dốc gập ghềnh, chỉ cần đội quân đào thuê có mặt thì mọi khó khăn đều được giải quyết. Tùy từng vị trí, thế cây mọc mà nhóm thợ sẽ ngã giá, khi thì đôi ba triệu đồng nhưng cũng có lúc lên đến hơn chục triệu đồng mỗi gốc. Dù vậy, sau mỗi gốc cây di thực nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi cây cảnh của 'đại gia' là bao nỗi nhọc nhằn của những người theo nghiệp đào cây thuê.
Phố núi Pleiku có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để ngành 'công nghiệp không khói' của địa phương cất cánh, cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ và đúng hướng.
Trong đời sống của người Tây Nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng là 'tài sản' văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng, quý giá. Tuy nhiên, kinh tế thị trường và sự du nhập của những văn hóa khác đang khiến cồng chiêng có nguy cơ mai một.
Chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm 'Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên' được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (25/11/2005-25/11/2020) thêm một lần nữa khẳng định giá trị của di sản văn hóa thế giới trong dòng chảy văn hóa chung của dân tộc. Sự kiện này không chỉ góp phần quảng bá du lịch của tỉnh với những di sản văn hóa, thiên nhiên đặc sắc mà còn khẳng định, Gia Lai là điểm đến mới hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước.
Pleiku là thành phố của sự giao thoa văn hóa, hài hòa, ôn hòa và tích hợp. Trên địa bàn thành phố có tới 40 ngôi làng của đồng bào Jrai. Trong đó có những ngôi làng ven đô, thậm chí ở ngay trong phố như: Pleiku Roh, Plei Ốp, Plei Kép, làng Nhao...
Có nhiều ngôi chợ dù được quy hoạch, xây dựng bài bản, quy mô nhưng vẫn thưa thớt người mua kẻ bán. Ở chiều ngược lại, có những chợ tự phát, do người dân tụ lại mà thành lại luôn tấp nập cảnh bán mua. Chợ Bà Định (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) là một chợ tự phát như thế. Xung quanh sự hình thành của ngôi chợ được dân đặt tên này có nhiều chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết.
Ngang qua những vườn cà phê Gia Lai-Tây Nguyên mùa hoa ngào ngạt hương thơm, xen lẫn trong thì thầm chồi non lộc biếc cựa mình, sinh sôi, trong tiếng chim líu lo vui hót là tiếng máy nổ bơm tưới cà phê âm vang. Vùng trũng thấp ven các con sông, suối, nơi người dân thường đào ao hồ, đắp đập lấy nước tưới cà phê luôn có sự xuất hiện của những giọt nước, bến nước. Trong mai sớm mùa xuân, chúng lặng lẽ kể câu chuyện đời mình với những thăng trầm biến đổi.
Cao nguyên Pleiku có hơn 30 miệng núi lửa đã được biết đến. Và thật thú vị khi chúng ta biết rằng tất cả những miệng núi lửa này đều có các làng Jrai ở cận kề và khai thác từ lâu.
1. Chợ làng gồm những ngôi chợ ở vùng quê, phân biệt với chợ huyện, trung tâm thương mại phố thị hay siêu thị lớn bé thường gặp bây giờ. Chợ ra đời cùng với sự hình thành làng, đáp ứng nhu cầu bán sản vật 'cây nhà lá vườn' và mua thực phẩm cần thiết trong sinh hoạt thường nhật của cư dân làng.
Chiều 12-6, đại diện Hội đồng hương huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi tại Gia Lai đã đến thăm và trao số tiền 22,5 triệu đồng, 100 kg gạo và một số nhu yếu phẩm cho bà Nguyễn Thị Xi (SN 1954, Pleiku Roh, phường Yên Đổ, TP. Pleiku).