Từng là xã thuần nông còn nhiều khó khăn của huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang), nhờ sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, từ khi xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM), đến nay bộ mặt của xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước) đã thay đổi rất nhiều.
Trong giai đoạn 2009 - 2016, tỉnh Bình Thuận là 1 trong 16 tỉnh, thành được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn để thực hiện Dự án 'Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học' (QSEAP). Theo đó, tỉnh có 5 Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh thanh long được dự án chọn để đầu tư, xây dựng 5 nhà đóng gói thanh long trên địa bàn 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận làm chủ đầu tư.
Xuất khẩu nông sản đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, là giải pháp quan trọng phát huy được lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp khi tham gia thị trường tiêu thụ nông sản thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản còn gặp khó khăn, xuất phát từ yêu cầu chất lượng, năng lực cạnh tranh, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm cũng như các rào cản khi gia nhập thị trường thế giới. Vì vậy, xây dựng các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản đang là vấn đề đặt ra hiện nay.
Bài 2: Gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ(Tiếp theo và hết) ()Tình trạng sản xuất thanh long manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, mạnh ai nấy trồng, khó kiểm soát, người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái hoặc trung gian mua bán... dẫn đến rủi ro ngày càng nhiều. Vấn đề đặt ra là sản xuất phải gắn liền với thị trường tiêu thụ. Mọi sự thay đổi sẽ khó khăn, nhưng nếu không thay đổi thì sẽ còn khó khăn hơn…
Những cơn mưa Xuân đã đánh thức những cây chè 'tỉnh giấc' sau đợt ngủ Đông. Từ những cành chè khẳng khiu, bật ra những mắt chè Xuân nhỏ như hạt đậu xanh. Đó là lúc vụ chè Xuân bắt đầu! Mặc dù sản lượng chỉ bằng 50% so với chè chính vụ nhưng chè Xuân lại là sản phẩm được khách hàng rất mong chờ.