Xây dựng cụm dân cư 'sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn - văn minh', cấp ủy, chính quyền thị trấn Ít Ong, huyện Mường La đã phát huy nội lực toàn dân đóng góp công sức, tiền của để thực hiện, hướng đến đô thị văn minh.

Đào tạo nghề theo nhu cầu

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được cấp ủy, chính quyền huyện Mường Ảng quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40,55% (năm 2021) lên 41,5% (năm 2022); trên 85% lao động sau khi tốt nghiệp nhận chứng chỉ nghề có việc làm.

Năng động phát triển kinh tế gia đình

Mô hình chăn nuôi bò kết hợp trồng cây ăn quả và nuôi cá mỗi năm cho thu nhập 150 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Đó là cách làm của ông Quàng Văn Pâng, dân tộc La Ha, bản Huổi Ban, xã Mường Trai, huyện Mường La.

Nhiều mô hình đào tạo nghề hiệu quả

ĐBP - Chúng tôi có dịp về bản Co Hón, xã Xuân Lao (huyện Mường Ảng). Mỗi gia đình ở đây đều có vườn rau nhỏ đầy đủ các loại rau ăn lá, rau gia vị theo mùa. Tham quan vườn rau của gia đình chị Lò Thị Đoán, khi có đông đảo chị em hội viên phụ nữ đang tập trung làm vườn, người bắt sâu, người nhổ cỏ.

Chủ động phòng, chống đói rét cho gia súc

ĐBP - Để chủ động phòng, chống đói rét cho đàn gia súc, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực dự trữ thức ăn, sửa chữa, che chắn chuồng trại và tăng cường chất dinh dưỡng cho vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do giá rét gây ra trong vụ đông xuân 2021 - 2022.

Bua Xá có nước sạch

Dòng nước trong vắt, mát lạnh chảy từ đầu nguồn về hệ thống bể lọc của công trình nước sinh hoạt bản Bua Xá, xã Mường Hung (Sông Mã). Từ bể lọc, nước được dẫn theo đường ống về các gia đình, giúp người dân thỏa cơn 'khát nước sạch' bao lâu nay.

Cần giải quyết triệt để tình trạng tự do mua bán đất nghĩa trang tại Thanh Luông

'Từ cuối năm 2019 người ta đã ào ào xây tường bao quanh ruộng, phát cây tranh đất khu nghĩa trang bản Món, bản Pe rồi bán cho người nơi khác. Dân bản chúng tôi trông ban ngày thì người ta đổ đất, làm mộ ban đêm, giờ chẳng biết làm cách nào giữ đất nghĩa trang nữa. Cứ đà này thì người Thái ở đây chết chẳng có chỗ mà chôn…' - ông Bí thư Chi bộ bản Món, xã Thanh Luông - Lò Văn Thông buồn rầu nói.

Điện Biên: Nghĩa trang bản Món thành đất nền tứ xứ thập phương

'Từ cuối năm 2019, người ta đã ào ào xây tường bao quanh ruộng, phát cây tranh đất khu nghĩa trang bản Món, bản Pe rồi bán cho người nơi khác… Chẳng biết làm cách nào giữ đất nghĩa trang nữa.

Nậm Lầu phát triển nghề nuôi ong rừng

Đầu tháng 3, chúng tôi có chuyến công tác về xã Nậm Lầu (Thuận Châu), được những người dân địa phương giới thiệu về loại đặc sản 'mật ong rừng', cùng với đó là câu chuyện về sự sáng tạo của người dân nơi đây trong việc khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng để phát triển nghề nuôi ong mật, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Thông báo di dời các phần mộ tại Nghĩa trang Cộng Hòa, tỉnh Điện Biên

Theo quy hoạch Dự án nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên, Nghĩa trang Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có diện tích khoảng 8.378,8m2 với khoảng 1.600 mộ sẽ thực hiện di dời toàn bộ.