TỪ QUỐC DÂN ĐẠI HỘI TÂN TRÀO ĐẾN QUỐC HỘI VIỆT NAM: LUÔN ĐỔI MỚI ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN

Nhấn mạnh về vai trò của Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Quốc hội Việt Nam, đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho rằng, hoạt động của Quốc hội luôn và sẽ phải tiếp tục đổi mới để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong đời sống kinh tế-xã hội và đời sống của Nhân dân...

Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Tân Trào thu hút du khách

Chỉ tính riêng trong tháng Tám, Khu Di tích Tân Trào đã đón hơn 90.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nâng tổng số khách tham quan từ đầu năm 2023 đến nay lên hơn 467.000 lượt người.

Tuyên Quang viết tiếp trang sử hào hùng

Đã 78 năm trôi qua, niềm tự hào về những năm tháng vinh dự được bảo vệ Đảng, cách mạng, bảo vệ Bác Hồ; tự hào là điểm khởi nguồn cho việc ra đời Nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tắt trong mỗi trái tim người dân vùng đất xứ Tuyên. Trong thanh âm của đất trời những ngày thu, lời tuyên thệ của Người trong ngày ra mắt Quốc dân Đại hội (17.8.1945) như còn vang vọng. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân Tuyên Quang đã đoàn kết, đồng lòng viết tiếp trang sử hào hùng và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Từ Tân Trào đến Ba Đình lịch sử

Tân Trào là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng 2 lần lựa chọn làm căn cứ địa cách mạng, khởi nguồn cho việc ra đời Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân. Tiếng vọng từ quá khứ tại Tân Trào không chỉ là hành trang quý giá để mỗi thế hệ người dân Tuyên Quang tự hào xây dựng quê hương, mà còn là động lực để cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh phát huy những bài học lịch sử của cách mạng, nỗ lực không ngừng xây dựng chính quyền vì Nhân dân phục vụ.

Cục Cơ yếu và Công nghệ thông tin, Bộ Ngoại giao tổ chức hành trình về nguồn

Đây là đợt sinh hoạt chuyên đề rất có ý nghĩa nhằm kỷ niệm 78 năm thành lập ngành Ngoại giao, 78 năm thành lập ngành Cơ yếu và 54 năm thành lập ngành Cơ yếu Ngoại giao.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đón hơn 13.000 lượt khách trong tháng Tám

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023), trong tháng 8-2023, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đã đón hơn 13.000 lượt khách đến tham quan, nâng tổng số khách đến Khu di tích từ đầu năm đến nay lên gần 461.000 lượt người.

Bộ trưởng tuổi 34 của Chính phủ lâm thời ngày đầu lập nước

Nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhắc đến một thiên tài quân sự, một nhà ngoại giao, nhà văn hóa lớn…Nhưng trước khi trở thành Đại tướng Tổng Tư lệnh đầu tiên của QĐND Việt Nam, ông đã từng là một trong những bộ trưởng trẻ nhất, có nhiều đóng góp quan trọng của Chính phủ lâm thời ngày đầu lập nước.

Về 'Thủ đô khu giải phóng' Tân Trào dịp tháng Tám lịch sử

Trong những ngày tháng Tám lịch sử, Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang) đón nhiều đoàn khách về tham quan, tìm hiểu về lịch sử cách mạng tháng Tám 1945.

Ký ức hào hùng của những ngày tiền khởi nghĩa ở 'Thủ đô kháng chiến'

Lịch sử đã lùi xa 78 năm, thế nhưng không khí của những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám như vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của những người dân xã Tân Trào – 'Thủ đô kháng chiến' của nước ta.

Mùa Thu tháng Tám trong ký ức của người dân Việt Bắc

Việt Bắc tự hào là thủ đô kháng chiến, một trong những căn cứ địa vững chắc chở che và xây dựng lực lượng Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Hơn ¾ thế kỷ đã qua từ mùa Thu lịch sử năm 1945, quê hương Việt Bắc đổi thay từng ngày nhưng tình cảm người dân nơi đây dành cho Bác Hồ và Cách mạng vẫn mãi vẹn nguyên...

Phát huy giá trị lịch sử của Quốc dân Đại hội Tân Trào

78 mùa thu đã qua, sự kiện lịch sử Quốc dân Đại hội Tân Trào vẫn mãi luôn là niềm tự hào của người dân xứ Tuyên. Phát huy giá trị, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Quốc dân Đại hội Tân Trào, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ.

Về nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào

Từ ngày 16 đến 17/8/1945, tại đình Tân Trào - đã diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào. Quốc dân Đại hội diễn ra trong bối cảnh quân dân ta đang đẩy mạnh phong trào kháng Nhật cứu quốc, tạo tiền đề mạnh mẽ cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.

Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến

Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây in đậm dấu ấn những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến.

Đình Hồng Thái - nơi dừng chân đầu tiên khi Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào

Chiến thắng Thanh La là cơ sở vững chắc để Trung ương Đảng đón Bác Hồ từ hang Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). Trải qua 18 ngày đêm gian nan vất vả, ngày 21/5/1945, Bác Hồ về đến xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 33)

Trân trọng giới thiệu tiếp 'Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử' của PGS TS Cao Văn Liên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.

TP.Hồ Chí Minh: Cục Thi hành án dân sự tổ chức 'Về nguồn'

Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Cục THADS Thành phố Hà Nội, Cục THADS Tuyên Quang tổ chức Về nguồn với 'Địa chỉ đỏ' tại Tuyên Quang.

Sử thi Việt Nam (Kỳ 35)

Trân trọng giới thiệu sách 'Sử thi Việt Nam' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang

Chiều 30/1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang.

77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử

Ngày 6/1/1946 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta, khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gách vác công việc nước nhà.

Đoàn đại biểu nguyên lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy về nguồn

Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Ngành Tổ chức xây dựng Đảng, sáng nay 14-10, đoàn đại biểu các đồng chí nguyên lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy qua các thời kỳ đã tổ chức về nguồn tại Khu di tích Kim Quan (Yên Sơn) và Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Chủ tịch Nước dâng hương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 53 năm ngày Bác Hồ đi xa, tiếp tục chương trình công tác tại Tuyên Quang, sáng 4/9, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Nưa, trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu di tích Quốc gia Tân Trào

Sáng 4/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Nưa, trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Giá trị của Bảo tàng cách mạng

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào có 177 di tích, cụm di tích quốc gia. Với những giá trị lịch sử to lớn, nơi này được ví như một 'Bảo tàng cách mạng' của cả nước. Tuyên Quang đang tập trung khai thác giá trị lịch sử khu di tích trong phát triển kinh tế du lịch - lĩnh vực đang được tỉnh tập trung phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2022) và Quốc khánh 2-9: Quê hương cách mạng, còn nguyên tự hào

Từ tháng 8-1945 đến nay diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của cả dân tộc. Trong đó, ký ức và dấu tích những ngày lịch sử của mùa thu 77 năm trước tại 'quê hương cách mạng' - Tân Trào (Tuyên Quang) vẫn nguyên vẹn, đầy tự hào.

Cây đa Tân Trào - Tiếng vọng từ quá khứ tới tương lai

Di tích lịch sử cây đa Tân Trào cùng với các di tích khác trong Chiến khu Tân Trào đã trở thành điểm du lịch tham quan và tìm hiểu lịch sử nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang. Đã trải qua 77 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng mỗi lần ghé thăm Tân Trào, mỗi người dân Việt Nam lại như được hòa vào không khí hào hùng của những tháng năm lịch sử.

Đá thiêng Kim Long

Vùng đất Kim Long có địa thế giống như một con rồng cuộn mình từ núi Khau Nhì về đến thôn Tân Lập. Điểm đầu của mảnh đất hình rồng chính là khu vực núi Nà Nưa, hồ nước dưới chân núi được coi là giếng ngọc (mắt rồng). Bởi vậy, người dân Tân Trào xưa đặt tên cho xã là Kim Long (rồng vàng). Khi Bác Hồ về đây đã đặt tên mới cho thôn Cả là Tân Lập, với mong muốn người dân có một cuộc sống mới; xã Kim Long cũng được Người đổi tên thành Tân Trào.

Nhớ mùa thu Cách mạng Tháng Tám

ĐBP - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đã 77 năm trôi qua (19/8/1945 - 19/8/2022) nhưng mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mãi là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những chuyện ngày thu xưa

Giữa những ngày tháng Tám, nắng như trải mật khắp các nương chè bãi mía, về Sơn Dương mà lòng thôi thúc bồi hồi. Gần 77 năm trôi qua kể từ ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (tháng 8/1945 - 8/2022) diễn ra, thế hệ được chứng kiến những giờ khắc lịch sử đã già cả nhưng những câu chuyện họ kể lại cho con cháu nghe vẫn mãi tươi mới, như ngày nào Bác Hồ còn ở Tuyên Quang...

Bác Hồ với người dân Tuyên Quang

Tháng 05/1945, trước những chuyển biến nhanh chóng của cách mạng, Bác Hồ quyết định rời Pác Bó về xã Tân Trào (Sơn Dương).

Công trình mang tên Bác ở Tuyên Quang

Tuyên Quang vinh dự 2 lần được Bác Hồ lựa chọn là căn cứ địa cách mạng của cả nước. Ngày 19 và 20-3-1961, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang vinh được đón Bác Hồ về thăm. Bằng tình cảm và lòng biết ơn vô hạn, Tuyên Quang đã xây dựng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang ngay tại nơi Bác Hồ về thăm Tuyên Quang (3-1961).

Đất thiêng Tân Trào

Tân Trào vừa là địa danh lịch sử vừa được coi là đất thiêng. Không chỉ bởi nơi này từng 2 lần được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm Thủ đô Khu Giải phóng, Thủ đô Kháng chiến.