Cần quy định rõ lúc nào thì CSGT được phép truy đuổi người vi phạm

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về đề xuất cảnh sát giao thông (CSGT) được truy đuổi người vi phạm giao thông bỏ chạy.

Phải nghiêm túc rà soát, đảm bảo lối thoát hiểm trong khu nhà cho thuê

Ngày 24/5, bên hành lang Quốc hội, sau khi biết thông tin về vụ cháy xảy ra tại Trung Kính (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), làm 14 người chết, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự xót xa và cho rằng, cần phải nghiêm túc rà soát, đảm bảo được lối thoát hiểm trong khu nhà cho thuê, nhà trọ.

Về lâu dài, nên quản lý bằng lái xe bằng cách trừ điểm

'Tôi cho rằng, lâu dài, nên quản lý bằng lái xe bằng cách trừ điểm. Nếu hết điểm, người lái xe phải học qua lớp đào tạo, rà soát lại kỹ năng, ý thức. Đây là biện pháp khá văn minh cùng với biện pháp xử lý hành chính', đó là quan điểm của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An khi nói về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Không nên khuyến khích hình thức kinh doanh, sở hữu vàng miếng

Bên hành lang Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) đã trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam về hai vấn đề đang được cử tri quan tâm là tình trạng biến động 'nhảy múa' của giá vàng và cải cách tiền lương.

Đề xuất nâng số lượng đại biểu HĐND thành phố trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tại khoản 2, Điều 9 về số lượng đại biểu HĐND thành phố, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định 'Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu, trong đó có ít nhất 25% số đại biểu hoạt động chuyên trách'. Đại biểu Quốc hội, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An đề nghị nâng lên 150 đại biểu và tỷ lệ 30% chuyên trách.

Điện ảnh, nghệ thuật có thể lấy cảm hứng từ mọi nguồn nhưng với lịch sử, văn hóa dân tộc thì phải chân thực

Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An: Không nên đánh đồng các loại ý kiến dư luận, nhất là những góp ý để bảo vệ tính chân thực, bảo vệ sự thật, bảo vệ giá trị lịch sử. Trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước cần phải lắng nghe, theo dõi dư luận để có những điều chỉnh cần thiết.

'Chậm, trốn đóng BHXH rất nhức nhối nhưng chưa xử lý hiệu quả'

Đại biểu Quốc hội cho rằng hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nhưng chưa có chế tài xử lý hiệu quả.

Rà soát bất cập trong chính sách nhà ở xã hội để có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, rất băn khoăn khi hiện nay đang thiếu nhà ở xã hội dành cho đúng đối tượng được mua; trong khi đó, nhiều trường hợp nhà ở xã hội lại đến tay đối tượng khác.

Cần có giải pháp cấp bách, chưa có tiền lệ để 'cứu nguy' doanh nghiệp

Hệ thống doanh nghiệp đang thực sự 'khát' về tín dụng nhưng không thể tiếp cận được vốn và nếu tiếp cận được cũng rất khó để giải ngân do các điều kiện và thủ tục vay.

Trả lời kiến nghị của cử tri cần cụ thể, đúng trọng tâm, trọng điểm

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Nam chỉ ra rằng, đối với những kiến nghị cụ thể của cử tri, việc trả lời của một số bộ, ngành nhiều khi còn chung chung, mang tính viện dẫn luật nọ, điều kia mà không hướng dẫn lộ trình giải quyết cụ thể. Điều này khiến cho cử tri cảm thấy không thỏa đáng.

Miễn nhiệm chức vụ, cho thôi đại biểu Quốc hội với ông Nguyễn Phú Cường

Quốc hội thống nhất cho thôi chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách và đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Phú Cường.

Có hay không sự thờ ơ, làm ngơ của cơ quan quản lý trước vi phạm quyền lợi người tiêu dùng?

Nêu thí dụ về tình trạng 'bia kèm lạc' khi mua ô-tô, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, lâu nay vẫn có những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra liên tục, công nhiên và có cả sự làm ngơ của cơ quan quản lý.

Cần các giải pháp cụ thể, an toàn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 28/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Chia sẻ bên hành lang kỳ họp, các đại biểu cho rằng, cần có các giải pháp cụ thể, an toàn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế để phát triển kinh tế số

Theo đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Hải, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế về kinh tế số vì đây là một nội dung rất cấp thiết nhằm hợp lực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số.

Chủ động trong phòng, chống dịch chứ không 'đuổi' theo dịch

'Việc chuyển trạng thái là cần thiết nhưng cần tránh tâm lý chủ quan, lúc qua tả, lúc qua hữu... Phải chủ động trong phòng, chống dịch, chứ không 'đuổi' theo dịch', đó là quan điểm của ĐBQH Trịnh Xuân An.

Đại biểu Quốc hội: Nguyên nhân nào dẫn đến sai phạm hình sự của cán bộ y tế?

Đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Nai nhận định, trong một xã hội mà nhiều người được coi là chuẩn mực, được xã hội nể trọng với những danh xưng cao quý, là những người thầy mà vi phạm pháp luật thì rõ ràng đó là một hiện tượng rất đáng lo ngại, xét ở mọi góc độ, cả về pháp luật, đạo đức xã hội hay quản trị nhà nước.

Nhiều khuất tất quanh vụ thi hành án siêu tốc

Bà Phạm Thị Chi (ngụ 26/20 khu phố 9, phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang phải liên tục gửi đơn kêu cứu, tố cáo một chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Biên Hòa liên quan đến vụ thi hành án có dấu hiệu khuất tất mà bà là người phải thi hành án, đã bị cưỡng chế nhà, hai mẹ con phải đi ở trọ.