Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL). Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Nguyễn Hoàng Uyên có những chia sẻ về việc triển khai công tác này trên địa bàn tỉnh.
Ngày 29/10/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dựa trên kết quả Nghiên cứu 'Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới' do Bộ Y tế thực hiện.
Cách đây 10 năm, năm 2014, tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo PCTH thuốc lá của tỉnh và Chỉ thị số 28/CT-UBND về việc tăng cường thực thi Luật PCTHTL . Hàng năm, Ban Chỉ đạo (BCĐ) PCTH thuốc lá từ tỉnh đến huyện, xã, phường thị trấn được kiện toàn và bổ sung (1 BCĐ cấp tỉnh, 8 BCĐ cấp huyện, Thành phố, 260 BCĐ cấp xã, phường thị trấn) chỉ đạo triển khai các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo báo cáo toàn cầu của WHO, Việt Nam nằm trong số 15 nước có giá thuốc lá thấp nhất thế giới. Do đó, nếu duy trì mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá như hiện nay, Việt Nam không thể đạt mục tiêu quốc gia.
Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do sử dụng thuốc lá cao. Tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm.
Mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao. Đây là xu hướng đáng lo ngại, vì nó có thể đảo ngược những nỗ lực kiểm soát việc sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua. Do đó Việt Nam cần nhanh chóng định hình một chiến lược đối phó toàn diện càng sớm càng tốt.
Khác với nhiều quốc gia, thuốc lá là ngành hàng được kinh doanh bởi các doanh nghiệp Nhà nước (công ty quốc doanh) tại Việt Nam với nhiều điều kiện kèm theo. Tương tự, trong tương lai nếu thuốc lá nung nóng (TLNN) và các sản phẩm thuốc lá mới khác được cung cấp hợp pháp cũng sẽ do các công ty quốc doanh phân phối đến người dùng và chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng…
Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ thuốc lá Việt Nam đã có nhiều kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phương án ưu tiên cho việc quản lý thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) – gọi chung là thuốc lá mới (TLM) – là nên cấm.
Tại Đại hội tổng kết công tác nhiệm kỳ VII (2019 - 2023) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VIII (2024 - 2029), Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ thuốc lá Việt Nam đã có nhiều kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay.
Theo Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), trong giai đoạn 2015-2023, đã có hơn 208.000 lượt bệnh nhân được tư vấn cai nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, công tác tư vấn, điều trị cai nghiện thuốc lá cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Theo ThS.BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của Thuốc lá (Bộ Y tế) - tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao với 38,9% nam giới trưởng thành hút thuốc. Vì thế, Bộ Y tế muốn gửi đến người hút thuốc thông điệp: Ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh tật.
Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Sáng 18/12, tại Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) đã diễn ra Tổng kết, trao giải cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) dành cho thiếu nhi năm 2023. Đây là hoạt động phối hợp giữ Trung ương Đoàn, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động Thiếu nhi Trung ương với Quỹ PCTHTL (Bộ Y tế) giai đoạn 2023-2024 về việc tổ chức các hoạt động truyền thông về PCTHTL trong thiếu nhi.
Từ một tỉnh miền núi, nơi có nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, đa số người dân chưa nhận thức đầy đủ về những tổn thất to lớn về sức khỏe, môi trường do thuốc lá gây ra, Lai Châu đã trở thành tỉnh thực hiện tốt công tác phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) khi ghi nhận tỷ lệ hiểu biết về tác hại thuốc lá tăng từ 68% lên 92% và tỷ lệ hút thuốc lá giảm từ 35,4% xuống còn 24,6% (từ năm 2017-2020)...
Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).
Mặc dù thời gian qua, còn nhiều khó khăn trong việc cai nghiện hút thuốc lá, nhưng hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) ở Bình Thuận có sự thay đổi tích cực.
Kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) tại An Giang, cơ quan chức năng phát hiện nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, chưa thực hiện đúng các quy định về PCTHTL.
Nằm trong các hoạt động kiểm tra về phòng chống tác hại thuốc lá, ngày 16/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) Bộ Công an và Công an TPHCM phối hợp với Quỹ PCTHTL, Bộ Y tế tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật PCTHTL và môi trường không khói thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TPHCM.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Thái Bình vừa tổ chức Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học của tỉnh năm 2023. Hội thi nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của thuốc lá, việc thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt không khói thuốc.
Nhằm giảm tỉ lệ người hút thuốc lá, giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong do thuốc lá, những năm qua Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông về PCTHTL. Nhờ đó, nhận thức của người dân về THTL có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực tế cho thấy, việc lồng ghép phòng chống tác hại thuốc lá với các bệnh không lây nhiễm sẽ hiệu quả hơn bằng việc phòng bệnh từ xa, sàng lọc bệnh, điều trị sớm. Một số quốc gia đã trích quỹ phòng chống tác hại thuốc lá để sàng lọc bệnh không lây nhiễm.
Nhiều bệnh không lây nhiễm đang gia tăng cả về số mắc và tử vong. Thuốc lá là tác nhân gây ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, COPD… nên có thể phòng, tránh được bằng việc không sử dụng thuốc lá.
Tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá trong nam giới từ 15 tuổi trở lên giảm từ 42,3% xuống 38,9%. Tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá trong học sinh độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi giảm từ 2,5% xuống 1,9%. Mạng lưới phòng chống tác hại thuốc lá có ở hơn 20 bộ ngành và các tổ chức chính trị xã hội, 63 tỉnh, thành ...
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá, bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới, trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisa…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, không có sản phẩm thuốc lá nào là an toàn cho sức khỏe. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chứa nicotine - là chất độc hại, gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa...
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và tử vong nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nhằm phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), bảo vệ sức khỏe cộng đồng, các cấp, các ngành trong tỉnh Long An đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
Sau 9 năm thành lập, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động PCTHTL. Nhờ vậy, việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là tại trường học, cơ quan, công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội thực hiện trong giai đoạn 2014-2015 cho thấy, các hình ảnh cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm thuốc lá có hiệu quả trong việc giảm thiểu nhu cầu hút thuốc lá, góp phần làm giảm hơn 600.000 trường hợp tử vong do hút thuốc lá tại Việt Nam.
Sau khi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) ra đời và có hiệu lực, đến nay nhiều hoạt động, giải pháp đã được tỉnh triển khai với mong muốn xây dựng môi trường không khói thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thời gian qua, công tác thực hiện Luật PCTHTL trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của hút thuốc lá và những lợi ích của việc xây dựng một môi trường không khói thuốc.
Thuốc lá gây ô nhiễm trái đất và đe dọa sức khỏe con người. Chính vì vậy, ngoài việc truyền thông vận động thì cần có những chế tài để hạn chế việc hút thuốc lá, đặc biệt là hút thuốc ở những nơi công cộng, địa điểm bị cấm. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Uyên.
ĐBP - Sau nhiều năm tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), tỉnh đã bước đầu triển khai có hiệu quả việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá, đặc biệt là ở các cơ quan hành chính, cơ sở y tế và giáo dục. 100% trường thực hiện quy định địa điểm cấm hút thuốc lá tại cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em thuộc phạm vi quản lý; đặc biệt đối với ngành Y tế 100% cơ quan, đơn vị đều có biển 'cấm hút thuốc'. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bỏ thuốc lá cao; tỷ lệ người bệnh, người nhà người bệnh hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện giảm rõ rệt...
Từ ngày 1/5/2013, Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua. Để thực hiện tốt công tác PCTHTL trên địa bàn, nhiều hoạt động, giải pháp đã được tỉnh triển khai với mong muốn xây dựng môi trường không khói thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng tỷ lệ người hút thuốc lá chưa có xu hướng giảm và đang có sự chuyển đổi hình thức sử dụng. Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Uyên có những chia sẻ về việc phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn tỉnh.
Ngày 3/4, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) - Bộ Y tế tổ chức lễ phát động chiến dịch xây dựng khách sạn, nhà hàng không khói thuốc tại TP Hà Nội.
Thời gian qua, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá Bộ Y tế phối hợp với một số cơ sở y tế tổ chức nhiều hoạt động cho công tác tư vấn và điều trị nghiện thuốc lá.
Sau khi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, Bộ Y tế, các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các nhóm đối tượng với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Tuy hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế.