Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước chiều ngày 21/9, Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng đã báo cáo về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phát huy vai trò, đóng góp của các NHTMCP tư nhân.
Theo báo cáo thường niên về chuyển đổi số doanh nghiệp (DN) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của DN Việt Nam, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa (SME) đang được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, dù đã chủ động hơn, nhưng nhiều DN vẫn loay hoay tìm giải pháp phù hợp.
Ngoài việc giảm lãi suất theo chỉ đạo, các ngân hàng đều có các chính sách ưu tiên cho các DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Đã có khoảng 600 tỷ đồng vốn vay với lãi suất từ 1,2 - 4,4% được giải ngân thông qua Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa.
Việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, những quy định về thế chấp, lãi suất và thời hạn vay khiến nhiều doanh nghiệp chùn bước…
Một trong những khó khăn của doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chính là nguồn vốn nhằm duy trì, mở rộng đầu tư kinh doanh. Là cánh tay nối dài của DN, Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được kỳ vọng sẽ đa dạng hơn các dịch vụ tài chính, kênh hỗ trợ ưu đãi, mở thêm cơ hội hiện thực hóa các khoản vay để DN có thể triển khai hiệu quả nhất.
Ngày 17/4 tại Đà Nẵng sẽ diễn ra Diễn đàn chính sách doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa với chủ đề: 'Tiếp cận vốn – Khơi thông điểm nghẽn' do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cùng Cục Phát triển DN (PTDN - Bộ KH&ĐT) phối hợp tổ chức.
Với nỗ lực của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay ở mức rất thấp nhưng một số doanh nghiệp (DN) vẫn không tiếp cận được vốn vay. Do đó phải có những giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước, ngành ngân hàng, cộng đồng DN để tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế.
Đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,78% so với cuối năm 2022. Nhưng đến ngày 29/2 năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế lại giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Dù vậy, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%).
Lý giải về việc tín dụng tăng thấp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan từ cả phía ngân hàng và doanh nghiệp (DN). Tính đến ngày 30/11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tiền tệ đến thời điểm này đã không còn nhiều dư địa để nới lỏng thêm, bài toán lúc này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đòi hỏi nhiều hơn từ chính sách tài khóa.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Dù vậy, việc tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh vấn đề về thị trường, giải pháp tài trợ, cấp vốn và giảm thiểu rủi ro thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu là rất quan trọng.
Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.
Mặc dù chính sách hỗ trợ lãi suất đã và đang được tập trung đẩy mạnh, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không hề đơn giản.
Hàng chục ngàn doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường, những doanh nghiệp còn lại mong sớm được hỗ trợ để tồn tại qua dịch
Nhiều ngân hàng vừa tuyên bố giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là làn sóng giảm lãi suất cho vay mới của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.