Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước.
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 3.307 tỷ đồng. Chốt phiên cuối tuần 6/12, VN-Index đứng ở mức 963,56 điểm, giảm 7,19 điểm (-0,74%) so với cuối tuần trước đó; HNX-Index giữ nguyên mức 102,50 điểm; UPCOM-Index tăng nhẹ 0,26 điểm (+0,47%) lên mức 55,92 điểm. Thanh khoản thị trường tăng tích cực. Khối ngoại bán ròng mạnh trên 526 tỷ đồng.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ đang có xu hướng giảm thấp là dấu hiệu cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế trong trung và dài hạn của đất nước tốt lên.
Việc hạ trần lãi suất huy động vốn từ 5,5% xuống 5% cần có độ trễ, cần một thời gian đủ để các ngân hàng hạ trần lãi suất cho vay, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ đang có xu hướng giảm thấp là dấu hiệu cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế trong trung và dài hạn của đất nước tốt lên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong buổi báo cáo trước Quốc hội vào chiều ngày 8-11, đã cho biết sẽ sử dụng hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để phấn đấu giảm thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm lãi suất cho vay trong năm 2020, ít nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển.
Bắt đầu từ ngày 19/11, theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng (NH) đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi và cho vay ngắn hạn bằng VND đối với kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, nhiều NH vẫn neo lãi suất trung - dài hạn ở mức cao. Liệu có cuộc đua lãi suất dài hạn vào dịp cuối năm khi việc định mức lãi suất này vẫn thuộc quyền chủ động của các NH?
Ngày 19-11, thị trường ngân hàng đã chính thức áp dụng mức trần huy động mới theo 'lệnh' của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Việc đồng loạt hạ lãi suất được cho là 'hợp trào lưu' giảm lãi suất với thế giới, song, thị trường phản ứng cũng không quá lạc quan.
Với động thái điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong ngày hôm qua cùng một loạt các ngân hàng thương mại hạ mức lãi suất huy động ở một số kỳ hạn từ đầu tháng 11 cho tới thời điểm này, mặt bằng lãi suất được cho là sẽ sớm hạ xuống trong những tháng tới đây trong khi NHNN sẽ còn dư địa để tiếp tục hạ lãi suất.
Thị trường mở phiên hôm qua cân bằng ở hai chiều bơm - hút. VN-Index giảm 7,12 điểm (-0,70%) xuống 1.002,91 điểm; HNX-Index giảm 0,88 điểm (-0,83%) xuống 105,15 điểm; UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,16%) xuống 56,91 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức khá thấp. Khối ngoại bán ròng hơn 106 tỷ đồng.
Tối 18-11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ra thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD); lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Cả trần lãi suất cho vay và trần lãi suất tiền gửi bắt đầu hạ và áp dụng từ 19/11...
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam, đồng thời giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên.
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.