Hướng dẫn mới nhất này thay thế 'Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue' ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã ban hành trước đó vào ngày 22/8/2019.
Bộ Y tế vừa ban hành 'Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước'; thay thế 'Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue' ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 22/8/2019.
Theo Bộ Y tế, phần lớn các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Ngoài việc chỉ định nhập viện đối với các trường hợp mắc sốt xuất huyết ở mức độ cảnh báo và mức độ nặng, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết ở mức độ 1, có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện.
Mùa hè – thu, thời tiết nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh truyền nhiễm và côn trùng truyền bệnh phát triển, dễ phát sinh dịch bệnh. Một số dịch bệnh có thể xảy ra như: Não mô cầu, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, súm, quai bị, thủy đậu, nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống, tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản…; không loại trừ sự quay trở lại của dịch Covid-19.
Theo thống kê của Sở Y tế, chỉ trong 1 tuần, toàn tỉnh có gần 240 ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Nhiều bệnh nhân biểu hiện suy đa tạng từ rất sớm, bệnh diễn biến nặng sau khi sốt chỉ 2-3 ngày. Đặc biệt, tỷ lệ trở nặng và tử vong ở người lớn mắc SXH cao hơn nhiều so với trẻ em.
Trước số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết liên tục tăng cao, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (TP. HCM) vừa yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nguy kịch, có nguy cơ tử vong nhằm kịp thời cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết xuống mức thấp nhất.
Sở Y tế TP.HCM vừa yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nguy kịch, có nguy cơ tử vong nhằm kịp thời cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết xuống mức thấp nhất.
Trước diễn biến ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm 2021, số ca tử vong cũng tăng, Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70 điều trị sốc sốt huyết.
Tổng cộng 57 đơn vị y tế, bệnh viện đang cần dịch truyền chống sốc cho bệnh nhân sốt xuất huyết với 31245 bịch dịch truyền Dextran 40.
Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 3163/SYT-NVY gửi các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập, về việc phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Ngoài các bệnh viện đa khoa tuyến thành phố còn có một số bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tư nhân trên địa bàn Hà Nội cũng được phân công điều trị người bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 3 ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) mới tại quận Đống Đa, Bắc Từ Liêm và huyện Thanh Oai. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố có 7 ổ dịch SXH tại 4 quận, huyện. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc SXH ở nước ta đang gia tăng nhanh, hiện đã có khoảng 92.000 người mắc, 36 trường hợp tử vong. Như vậy chỉ trong vòng 10 ngày qua đã có thêm 15.000 ca mắc mới và tăng 6 trường hợp tử vong so với 10 ngày trước đó.
Hiện nay, ngành Y tế vừa phải đáp ứng mục tiêu kép là tiếp tục chống dịch Covid-19 vừa tăng cường đáp ứng đối với sốt xuất huyết, đặc biệt tại địa bàn miền Nam, miền Trung. Vì vậy, việc tập huấn công tác điều trị rất quan trọng để tiếp tục củng cố kiến thức, năng lực cho các tuyến trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62.955 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 29 trường hợp tử vong, 47.821 trường hợp nhập viện điều trị.
Dịch sốt xuất huyết bùng phát trong bối cảnh COVID-19 khiến nhiều người nhầm lẫn và có tâm lý chủ quan, không đến cơ sở khám chữa bệnh ngay mà tự theo dõi. Khi đến cơ sở khám chữa bệnh thì bệnh đã chuyển nặng, khó khăn trong công tác điều trị.
Ngày 22/6, Bộ Y tế tổ chức tập huấn toàn quốc về tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các cơ sở y tế 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hiện nay tại các tỉnh phía nam, tỷ lệ ca mắc sốt xuất huyết vẫn tăng cao. Vì thế, các cơ sở y tế cần tăng cường tập huấn, nâng cao chất lượng điều trị để giảm tỷ lệ tử vong một cách thấp nhất.
Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 2374/SYT-NVY gửi các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, Trung tâm y tế (TTYT) các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường triển khai thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Sở Y tế Thanh Hóa vừa có công văn gửi Giám đốc các bệnh viện trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai thực hiện công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXHD).
Sở Y tế Thanh Hóa vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXHD).