Máy bay không người lái và trinh sát nước ngoài ngày càng xuất hiện thường xuyên ở vùng biên giới Nga.
Vụ máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ bị Iran bắn hạ ngày 20/6 là lần đầu tiên một máy bay loại này của Lầu Năm Góc bị hạ gục trên bầu trời.
Đại sứ Iran tại LHQ đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông khuấy động bất ổn ở Trung Đông chỉ nhằm để bán thêm vũ khí cho các đồng minh của họ trong khu vực và mở rộng sự hiện diện quân sự tại đó.
Những mảnh vỡ của chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm cao RQ-4A Global Hawk được tìm thấy ngày càng nhiều trong lãnh hải Iran cho thấy khả năng lớn nó đã xâm phạm không phận nước này.
Việc Iran hạ chiếc RQ-4A Global Hawk của Mỹ hôm 20-5 được cho là lần đầu tiên một trong những máy bay giám sát của Lầu Năm Góc bị bắn hạ. Bên cạnh thực tế, vụ việc khiến Mỹ và Iran có nguy cơ chiến tranh thì đó cũng là bằng chứng rõ ràng về khả năng quân sự không thể coi thường của Tehran.
Mỹ rút ra bài học đau thương mà quý giá từ một sự kiện diễn ra tuần trước ở độ cao khoảng 6,7km; đó là Iran 'không phải dạng vừa', CNN đưa tin ngày 25/6.
Tướng Hossein Dehghan, Cố vấn quân sự cấp cao kiêm trợ lý của Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei vừa tuyên bố Mỹ cần nhận thức được sức mạnh từ tên lửa của Tehran, cũng như hậu quả nghiêm trọng nếu chiến tranh khu vực nổ ra.
Iran được cho là đang lên kế hoạch chuyển giao cho Nga các mảnh vỡ của chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4A Global Hawk mà họ vừa bắn rơi.
Với khả năng bắn hạ máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk vừa được chứng minh từ hệ thống phòng không Khordad 3, Iran có thể chưa cần đến S-400 mà vẫn có thể tự mình ứng phó bằng sức mạnh nội tại.
Máy bay không người lái Mỹ không được thiết kế để hoạt động trong không phận đang có căng thẳng và dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không tinh vi.
Một cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chiều 24/6 (giờ Mỹ) về các vụ tấn công hai tàu chở dầu và một máy bay không người lái của Hải quân Mỹ kết thúc mà không có lời lên án Iran, trong khi căng thẳng Mỹ-Iran hiện nay khiến nhiều nước chịu thiệt vì giá dầu đang có xu hướng tăng.
Tổng thống Trump kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản tự bảo vệ tàu dầu đi qua eo biển Hormuz, hàm ý Mỹ có thể dừng bảo hộ tuyến hàng hải chiến lược đang có nguy cơ nổ ra xung đột.
Giới phân tích nhận định rằng, việc Tổng thống Donald Trump ra quyết định tấn công mạng nhằm vào các hệ thống kiểm soát tên lửa và một mạng lưới do thám của Iran sau khi Tehran bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Mỹ là một 'đòn hiểm cao tay'...
Ngày 24/6, Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) Majid Takht Ravanchi cáo buộc Mỹ ngăn không cho đại diện Iran tham dự phiên thảo luận tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) về căng thẳng Mỹ - Iran.
Với vị trí địa lý hết sức đặc biệt, eo biển Hormuz đang mắc kẹt trong cuộc đối đầu với diễn biến theo chiều hướng ngày càng đáng lo ngại giữa Iran và Mỹ.
Người đứng đầu Hải quân Iran cảnh báo rằng Tehran đủ khả năng bắn hạ các máy bay không người lái khác của Washington.
Tư lệnh hải quân Iran cảnh báo chính quyền Washington rằng Iran đủ khả năng bắn rơi thêm những máy bay không người lái khác được Mỹ cử đến do thám.
Cách ông Trump xử lý vấn đề Iran cho thấy sự 'mơ hồ nguy hiểm' tại Nhà Trắng, trong khi Tehran, với năng lực quân sự gia tăng, đang lựa chọn một chiến lược đầy rủi ro.
Hãng thông tấn bán chính thức ISNA dẫn lời người đứng đầu Hội đồng Chiến lược về Quan hệ Đối ngoại Iran, ông Kamal Kharazi ngày 23/6 cho biết nước này có thể thu hẹp hơn nữa các cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 nếu các nước châu Âu không bảo vệ Tehran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ thông qua một cơ chế thương mại.
Mặc dù đã bị hải quân Mỹ loại biên từ rất lâu nhưng tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat vẫn là máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Iran.
Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời Phó Tổng thống phụ trách các vấn đề pháp lý của Iran Laya Joneidi ngày 23/6 cho biết Tehran sẽ có hành động pháp lý đối với Mỹ sau khi máy bay không người lái của Mỹ xâm phạm không phận Iran.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN dự Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 là sự kiện nổi bật ngày 23.6.
Chỉ huy cấp cao quân đội Iran, Thiếu tướng Gholamali Rashid ngày 23/6 cảnh báo bất kỳ xung đột nào tại vùng Vịnh có thể lan rộng một cách mất kiểm soát.
Tháng 7/1988, tuần dương hạm USS-Vincennes của Mỹ đã bắn rơi một máy bay chở khách của Iran vì nhầm lẫn là máy bay chiến đấu, vụ việc khiến 290 người thiệt mạng.
Vụ Iran bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Hải quân Mỹ hôm 20-6 qua nêu bật một điểm yếu của lực lượng do thám thuộc Lầu Năm Góc.
Theo truyền thông Mỹ ngày 22/6, tuần này Washington tiến hành tấn công mạng nhằm vào các hệ thống kiểm soát tên lửa và một mạng lưới do thám của Iran sau khi Tehran bắn hạ một máy bay do thám của Mỹ.
Một chiếc máy bay không người lái của quân đội Mỹ đã bị tên lửa đất đối không Iran bắn hạ ở eo biển Hormuz. Tuy nhiên, ít người biết nó là loại được trang bị hệ thống giám sát hàng hải (BAMS-D) còn đang trong giai đoạn thử nghiệm chứ không phải loại RQ-4A 'Global Hawk' thông thường.
Ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu một phái viên của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để chỉ trích việc UAE cho phép chiếc máy bay không người lái của Mỹ, bị Tehran bắn hạ ngày 20/6, cất cánh từ một căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ nước này.
Quân đội Iran có hơn 700.000 người, chưa tính đến lực lượng vệ binh cách mạng. Dù bị áp đảo về hỏa lực, sức mạnh tên lửa và các lực lượng thân Iran vẫn có thể khiến Mỹ khốn đốn.
Ngày 22/6, Iran cảnh báo Mỹ rằng bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này đều để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với những lợi ích của Mỹ tại khu vực Trung Đông.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran Reza Jafarzadeh khẳng định, các đường bay và không phận do Iran kiểm soát trên Vịnh Ba Tư là hoàn toàn an toàn.
Cuộc khủng hoảng Mỹ - Iran lẽ ra còn leo thang nguy hiểm hơn nhiều nếu như đối tượng bị bắn hạ không chỉ dừng lại ở chiếc máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk.
Hàng trăm nhân viên nhà thầu quốc phòng Mỹ sẽ sơ tán khỏi căn cứ không quân Balad ở Iraq do các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông đã rút lại kế hoạch không kích nhằm vào Iran vì đó có thể là sự đáp trả không tương xứng với việc Iran bắn hạ một máy bay trinh sát không người lái của Mỹ.
Một cuộc tấn công của Mỹ vào Iran, dù mang tính giới hạn như kế hoạch mà Tổng thống Trump đã hủy bỏ tối 20/6, cũng có thể bùng phát thành chiến tranh rộng lớn, theo chuyên gia.
Chỉ huy đơn vị phòng không thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) - Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh ngày 21/6 cho biết một máy bay do thám của Mỹ đã xuất hiện gần chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ. Tuy nhiên, phía Iran đã lựa chọn phương án không tấn công chiếc máy bay thứ 2 của Mỹ.