Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới cần khoảng 25.000 tỷ đồng để đầu tư cấp điện vùng sâu, vùng xa nên rất cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng, tài chính quốc tế.
Theo Bộ Công Thương, do ngân sách Nhà nước còn thiếu, các nguồn tín dụng ưu đãi hạn chế, đến nay tổng vốn được giao cho Chương trình Điện khí hóa nông thôn giai đoạn 2016-2020 mới đạt tỷ lệ 18,5%.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, điện khí hóa nông thôn Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả. Tỷ lệ hộ sử dụng điện tăng theo các mốc thời gian và từng bước.
Để thúc đẩy tiến trình phát triển ngành công nghiệp phát triển nhanh và đúng hướng, Cục Năng lượng Đan Mạch, Ngân hàng Thế giới phối hợp Bộ Công Thương đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế về đề xuất lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, diễn ra trong ngày 22-23/9.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, với tiềm năng to lớn, ước tính khoảng 160 GW trong vòng 5-100 km tính từ bờ, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Năm 2020 sẽ là năm khó khăn về nguồn cung điện do thủy văn không thuận lợi và một số công trình điện chậm tiến độ. Nhiều phương án đã được đưa ra trong đó có việc phải nhập khẩu than để cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2020, do Bộ Công thương tổ chức, chiều 18/12, tại Hà Nội.