Kiên trì triển khai chương trình chuyển đổi số, huyện Chương Mỹ đã hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Từ thành công ban đầu, Chương Mỹ đang đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, thành phố có 132 hợp tác xã nông nghiệp với 448 sản phẩm được công nhận OCOP; 100% hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường, đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, người dân có thể sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Đó là 'chìa khóa' để ngành Nông nghiệp Thủ đô bứt phá, phát triển mạnh mẽ.
Ngày 17/8, tại huyện Chương Mỹ, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức tọa đàm 'Ứng dụng công nghệ số - Chìa khóa mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại'.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, nhiều địa phương đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) là điển hình của thành phố Hà Nội trong thực hiện các chuỗi liên kết sản phẩm rau, quả sạch.
Được thành lập năm 2016, Hợp tác xã (HTX) Rau quả sạch Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ được xem là đơn vị tiên phong của Hà Nội trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác.
Ông Cao Việt Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các cộng đồng doanh nghiệp. Tới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa.
Việc phát triển bền vững các vùng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội đòi hỏi nỗ lực doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước bằng chính sách đặc thù.
Hiện cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao có sử dụng công nghệ thông tin. Các mô hình này đang góp phần thúc đẩy nông nghiệp thông minh, nông thôn số trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với số hợp tác xã đang hoạt động.
Việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp giúp nông dân, hợp tác xã phân tích, giám sát và dự đoán các tác động khác nhau của môi trường liên quan đến năng suất và chất lượng cây trồng. Công cụ này hỗ trợ người dân có những giải pháp về sản xuất phù hợp, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
Sau hai năm triển khai Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa 17) về 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn giai đoạn 2021-2025', nhiều lĩnh vực đã có sự thay đổi rõ nét nhờ ứng dụng khoa học-công nghệ. Tuy nhiên, hiện việc triển khai chương trình còn chậm, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các đơn vị liên quan.
Các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh gắn với tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên…
Một số loại nông sản rơi vào tình trạng dư thừa khi vào vụ thu hoạch; các thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam ưa chuộng sử dụng sản phẩm qua chế biến, nhưng thời điểm này, nhiều nhà máy chế biến nông sản chỉ hoạt động với khoảng 60% công suất… Để tránh nghịch lý 'thừa nông sản, thiếu nguyên liệu', cần thêm nhiều cơ chế, chính sách tốt hơn nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Khoa học công nghệ là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, để tạo sức bật trong lĩnh vực này, qua đó nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần có một hệ thống giải pháp toàn diện.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, dự báo nguồn cung nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Mặc dù, nhu cầu trong nước tăng từ 15-20%, tùy từng sản phẩm nhưng khả năng tiêu thụ hết lượng sản phẩm với mức giá cao cũng không dễ dàng do vụ thu hoạch tập trung vào một thời gian ngắn, trong khi xuất khẩu sang thị trường chính Trung Quốc đang gặp rất nhiều trở ngại.
Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến vụ đông 2021, lượng nông sản tiêu thụ lên tới gần 2 triệu tấn. Bộ NN&PTNT và các địa phương đang chủ động đẩy mạnh các giải pháp kết nối với đa dạng hình thức nhằm bảo đảm tiêu thụ thuận lợi rau vụ đông.
Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, việc này trên thực tế đang gặp không ít rào cản, từ chuyện sản xuất nhỏ lẻ đến trình độ canh tác… Vậy, đâu là giải pháp để tháo gỡ bất cập, thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất nông sản sạch, an toàn?
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định số: 1606/QĐ-UBND, 1607/QĐ-UBND, 1608/QĐ-UBND, 1609/QĐ-UBND và 1610/QĐ-UBND về việc cho phép các đơn vị sử dụng địa danh địa phương để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Xác định vai trò, tầm quan trọng của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả Đề án 'Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020'. Tuy nhiên, để thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển năng động, bền vững vẫn còn nhiều việc phải làm.
Mô hình trồng rau an toàn sử dụng màng phủ passlite (màng phủ không dệt) thay thế nilon đã bước đầu mang lại hiệu quả cho nhiều vùng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chọn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm những mũi nhọn tạo đột phá cho giai đoạn phát triển mới. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh vấn đề này.
KInhtedothi - Những năm gần đây, với vai trò là cầu nối, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đưa DN xích lại gần nông dân để hai bên cùng hưởng lợi từ chuỗi giá trị.
Nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tiêu thụ nông sản an toàn. Nhìn chung, sản phẩm sản xuất theo hướng an toàn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và mang lại giá trị cao cho nông dân.
Qua gần 3 năm Hà Nội triển khai Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27-4-2018 của Thủ tướng Chính phủ), có thể thấy, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế triển khai bộc lộ một số bất cập, đòi hỏi các cấp, ngành chức năng cần chủ động có giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy khu vực kinh tế hợp tác xã phát triển năng động, bền vững hơn.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ về các giải pháp để nông nghiệp vừa phục hồi tăng trưởng, vừa bảo đảm an ninh lương thực, để thật sự trở thành 'trụ đỡ' của kinh tế Thủ đô.