Trong thời gian qua, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở các trường học, doanh nghiệp.
Đây là thông tin chia sẻ tại Hội thảo chuyển đổi số trong công tác quản lý chất lượng, chế biến, phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội, sáng ngày 17/10.
Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%), trong đó, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp đóng góp tích cực trong tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP).
Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Chương Mỹ đã khai thác tối đa lợi thế, xây dựng nhiều sản phẩm giá trị, đặc trưng, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Từ hiệu quả của chương trình, Chương Mỹ tập trung nâng chất các sản phẩm OCOP trong giai đoạn tới.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm nhằm quản lý, truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản trên thị trường, góp phần minh bạch thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để kiểm soát nguồn thực phẩm bán trên thị trường, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương hỗ trợ hợp tác xã, nông dân xây dựng vùng sản xuất an toàn.
Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ 2 điều kiện; bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức: 13.000 đồng, 20.000 đồng, 26.000 đồng và 32.000 đồng.
Việc Hà Nội ban hành giá dịch vụ đào tạo 30 nghề trình độ sơ cấp được tính đúng, tính đủ là điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề đảm bảo đạt chất lượng; người lao động được thụ hưởng chính sách đào tạo nghề theo quy định.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã mở ra những hướng đột phá trong hoạt động của hội, nhằm đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
Tại Hà Nội, ngày càng có nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, phát triển kinh tế tập thể ở địa phương, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của hội viên, nông dân…
Để đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân tăng cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh, lấy mẫu xét nghiệm... xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Việc chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Do đó, cần phải chú trọng xây dựng hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai…
Không còn phải còng lưng gánh từng thùng nước tưới cây, giờ đây ông Diện chỉ cần thao tác trên điện thoại, sau 30 phút, 300 gốc bưởi Diễn trồng trên 2ha gò đồi đã đẫm nước.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 1.000 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác đã thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.
Hà Nội đang tích cực thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và hạn chế lãng phí tài nguyên đất đai, thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một số tập thể, cá nhân tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản của người dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Nông nghiệp Hà Nội và các địa phương đang tăng tốc sản xuất vụ đông, đẩy mạnh kết nối lưu thông hàng hóa... Đến thời điểm này, các địa phương đều bám sát khung thời vụ, gieo trồng được 19.586,2ha cây rau màu vụ đông, đạt 68,7% kế hoạch...
Kiên trì triển khai chương trình chuyển đổi số, huyện Chương Mỹ đã hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Từ thành công ban đầu, Chương Mỹ đang đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, thành phố có 132 hợp tác xã nông nghiệp với 448 sản phẩm được công nhận OCOP; 100% hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường, đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, người dân có thể sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Đó là 'chìa khóa' để ngành Nông nghiệp Thủ đô bứt phá, phát triển mạnh mẽ.
Ngày 17/8, tại huyện Chương Mỹ, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức tọa đàm 'Ứng dụng công nghệ số - Chìa khóa mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại'.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, nhiều địa phương đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) là điển hình của thành phố Hà Nội trong thực hiện các chuỗi liên kết sản phẩm rau, quả sạch.
Được thành lập năm 2016, Hợp tác xã (HTX) Rau quả sạch Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ được xem là đơn vị tiên phong của Hà Nội trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác.
Ông Cao Việt Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các cộng đồng doanh nghiệp. Tới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa.
Việc phát triển bền vững các vùng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội đòi hỏi nỗ lực doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước bằng chính sách đặc thù.
Hiện cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao có sử dụng công nghệ thông tin. Các mô hình này đang góp phần thúc đẩy nông nghiệp thông minh, nông thôn số trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với số hợp tác xã đang hoạt động.
Việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp giúp nông dân, hợp tác xã phân tích, giám sát và dự đoán các tác động khác nhau của môi trường liên quan đến năng suất và chất lượng cây trồng. Công cụ này hỗ trợ người dân có những giải pháp về sản xuất phù hợp, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
Sau hai năm triển khai Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa 17) về 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn giai đoạn 2021-2025', nhiều lĩnh vực đã có sự thay đổi rõ nét nhờ ứng dụng khoa học-công nghệ. Tuy nhiên, hiện việc triển khai chương trình còn chậm, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các đơn vị liên quan.
Các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh gắn với tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên…
Một số loại nông sản rơi vào tình trạng dư thừa khi vào vụ thu hoạch; các thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam ưa chuộng sử dụng sản phẩm qua chế biến, nhưng thời điểm này, nhiều nhà máy chế biến nông sản chỉ hoạt động với khoảng 60% công suất… Để tránh nghịch lý 'thừa nông sản, thiếu nguyên liệu', cần thêm nhiều cơ chế, chính sách tốt hơn nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Khoa học công nghệ là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, để tạo sức bật trong lĩnh vực này, qua đó nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần có một hệ thống giải pháp toàn diện.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, dự báo nguồn cung nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Mặc dù, nhu cầu trong nước tăng từ 15-20%, tùy từng sản phẩm nhưng khả năng tiêu thụ hết lượng sản phẩm với mức giá cao cũng không dễ dàng do vụ thu hoạch tập trung vào một thời gian ngắn, trong khi xuất khẩu sang thị trường chính Trung Quốc đang gặp rất nhiều trở ngại.
Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến vụ đông 2021, lượng nông sản tiêu thụ lên tới gần 2 triệu tấn. Bộ NN&PTNT và các địa phương đang chủ động đẩy mạnh các giải pháp kết nối với đa dạng hình thức nhằm bảo đảm tiêu thụ thuận lợi rau vụ đông.