Một số loại nông sản rơi vào tình trạng dư thừa khi vào vụ thu hoạch; các thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam ưa chuộng sử dụng sản phẩm qua chế biến, nhưng thời điểm này, nhiều nhà máy chế biến nông sản chỉ hoạt động với khoảng 60% công suất… Để tránh nghịch lý 'thừa nông sản, thiếu nguyên liệu', cần thêm nhiều cơ chế, chính sách tốt hơn nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Khoa học công nghệ là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, để tạo sức bật trong lĩnh vực này, qua đó nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần có một hệ thống giải pháp toàn diện.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, dự báo nguồn cung nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Mặc dù, nhu cầu trong nước tăng từ 15-20%, tùy từng sản phẩm nhưng khả năng tiêu thụ hết lượng sản phẩm với mức giá cao cũng không dễ dàng do vụ thu hoạch tập trung vào một thời gian ngắn, trong khi xuất khẩu sang thị trường chính Trung Quốc đang gặp rất nhiều trở ngại.
Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến vụ đông 2021, lượng nông sản tiêu thụ lên tới gần 2 triệu tấn. Bộ NN&PTNT và các địa phương đang chủ động đẩy mạnh các giải pháp kết nối với đa dạng hình thức nhằm bảo đảm tiêu thụ thuận lợi rau vụ đông.
Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, việc này trên thực tế đang gặp không ít rào cản, từ chuyện sản xuất nhỏ lẻ đến trình độ canh tác… Vậy, đâu là giải pháp để tháo gỡ bất cập, thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất nông sản sạch, an toàn?
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định số: 1606/QĐ-UBND, 1607/QĐ-UBND, 1608/QĐ-UBND, 1609/QĐ-UBND và 1610/QĐ-UBND về việc cho phép các đơn vị sử dụng địa danh địa phương để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Xác định vai trò, tầm quan trọng của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả Đề án 'Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020'. Tuy nhiên, để thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển năng động, bền vững vẫn còn nhiều việc phải làm.
Mô hình trồng rau an toàn sử dụng màng phủ passlite (màng phủ không dệt) thay thế nilon đã bước đầu mang lại hiệu quả cho nhiều vùng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chọn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm những mũi nhọn tạo đột phá cho giai đoạn phát triển mới. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh vấn đề này.
KInhtedothi - Những năm gần đây, với vai trò là cầu nối, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đưa DN xích lại gần nông dân để hai bên cùng hưởng lợi từ chuỗi giá trị.
Nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tiêu thụ nông sản an toàn. Nhìn chung, sản phẩm sản xuất theo hướng an toàn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và mang lại giá trị cao cho nông dân.
Qua gần 3 năm Hà Nội triển khai Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27-4-2018 của Thủ tướng Chính phủ), có thể thấy, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế triển khai bộc lộ một số bất cập, đòi hỏi các cấp, ngành chức năng cần chủ động có giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy khu vực kinh tế hợp tác xã phát triển năng động, bền vững hơn.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ về các giải pháp để nông nghiệp vừa phục hồi tăng trưởng, vừa bảo đảm an ninh lương thực, để thật sự trở thành 'trụ đỡ' của kinh tế Thủ đô.
Hiện nay, để quản lý chất lượng các mặt hàng nông sản, thực phẩm trên thị trường, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR code. Việc này không chỉ tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng mà người tiêu dùng và doanh nghiệp đều hưởng lợi vì nguồn gốc sản phẩm được minh bạch.
Các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố không chỉ phát huy hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn gốc chất lượng sản phẩm trên thị trường mà thực sự đã trở thành 'chìa khóa' thúc đẩy tăng trưởng của ngành Nông nghiệp sau khi dịch Covid-19 bị khống chế.