Được du khách và người dân ngoại tỉnh biết đến với tên 'Song thằn', loại bún tiến vua nức tiếng tại Bình Định còn có tên gọi khác là 'Song thần'.
Lễ hội Đổ giàn An Thái đã có từ rất sớm ở An Thái - Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần và thể thao của nhân dân địa phương. Những giá trị đặc sắc của lễ hội được lan tỏa và thấm sâu trong đời sống tinh thần của nhân dân từ xưa cho đến ngày nay, được ghi nhận là một trong 100 lễ hội độc đáo nhất của Việt Nam.
Lễ hội Đổ giàn An Thái đã có từ rất sớm ở An Thái - Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn (Bình Định), là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần và thể thao của nhân dân địa phương. Những giá trị đặc sắc của lễ hội được lan tỏa và thấm sâu trong đời sống tinh thần của nhân dân từ xưa cho đến ngày nay, được ghi nhận là trong 100 lễ hội độc đáo nhất của Việt Nam.
Làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tồn tại hơn 100 năm theo hình thức 'cha truyền, con nối'. Dù nghề này đã trải qua không ít thăng trầm theo thời gian nhưng nhiều người tâm huyết vẫn cố gắng giữ gìn và phát triển cho đến ngày nay.
Bình Định đang giao cho các ngành, địa phương thực hiện đề án cải tạo Công viên thiếu nhi ven biển Quy Nhơn mở rộng thành Công viên võ phục vụ người dân, du khách.
Tại Bình Định, ngày 5-7, đại diện chương trình Mai Vàng tri ân do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á, cùng lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định đã thăm, tặng quà 2 nghệ nhân Minh Đức (tên thật Nguyễn Thị Đức, SN 1951) và Hồ Sừng (tên thật Hồ Văn Sừng, SN 1938).
Dưới ánh trăng soi bóng xuống dòng sông Côn hiền hòa, tại võ đường Hồ Gia, võ sư Hồ Sỹ say sưa kể về trận thư hùng Roi Thuận Truyền - Quyền An Thái.
Truyền thống thượng võ từ lâu đã thấm sâu vào trong máu thịt người dân Bình Định. Nơi đây đã sinh ra những con người có tài thao lược làm rạng danh đất võ anh hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu. Đất võ Bình Định và phái võ thuật Tây Sơn đã tạo nên những chiến công vang dội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, trở thành bản sắc dân tộc mang nét rất riêng Bình Định.
Một hội thảo về côn pháp Bình Định đã được Phân viện Đà Lạt - Lâm Đồng thuộc Học viện Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam phối hợp với Tạp chí Võ thuật và Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Lâm Đồng tổ chức tại Đà Lạt trong tháng 12/2020 với sự hiện diện của gần 100 võ sư, huấn luyện viên Võ cổ truyền trong khắp cả nước.
Ngày 22-9, ông Bùi Văn Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cho biết, đã gửi hồ sơ lên cấp trên để thẩm định, trình Hội đồng cấp Trung ương xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân' trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho 2 đại võ sư Trần Dần (83 tuổi, ở xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn) và Hồ Văn Sừng (82 tuổi, xã Bình Thuận, Tây Sơn).
Khi lên miền đất An Khê (Gia Lai) lập nghiệp, một số võ sư gốc Bình Định đã mang theo những tinh hoa võ thuật của môn phái mình, thành lập võ đường, chiêu mộ môn sinh. Trải qua năm tháng, nơi đây đã hình thành nhiều dòng họ võ danh tiếng. Các võ sư, võ sĩ An Khê đã có nhiều đóng góp cho thể thao tỉnh nhà, làm rạng danh nền võ thuật vùng đất Tây Sơn Thượng.
Theo sự truyền tụng của giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạch là tuyệt kĩ vô song.