'Sách Trắng về y tế, lao động và phúc lợi' của Nhật Bản được công bố ngày 11/10 đề cập tình trạng làm việc quá sức và căng thẳng ngày càng lan rộng trong ngành nghệ thuật và y tế của nước này.
Nhìn từ câu chuyện một số tập đoàn nước ngoài rút khỏi dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam sẽ thấy các quy định còn nhiều bất cập. Đây cũng là vấn đề chung của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, khi mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn 'mỏi cổ' chờ tháo gỡ các rào cản về mặt pháp lý.
Sẽ có nhiều việc phải làm để dọn đường đưa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt 'đứng chân' trong chuỗi cung ứng thị trường vi mạch bán dẫn. Nhất là khối nội cần có tâm thế sẵn sàng thâm nhập từng bước, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện kỹ thuật sản xuất, quản trị, đầu tư nhân lực, áp dụng các tiêu chí xanh, thúc đẩy triển khai sử dụng công nghệ số.
Mặc dù xuất khẩu nông lâm thủy sản vào EU trong 5 tháng đầu năm 2024 có mức tăng trưởng tốt, nhưng để tăng tốc cải thiện thị phần vẫn là cả bài toán nan giải. Nhất là khi ngành hàng này luôn đối mặt sức ép cạnh tranh từ nhiều đối thủ trong hiện tại và tương lai cũng như chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe…
Nhìn từ đề xuất khởi động lại Dự án Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ, hay cách thức điện khí hóa cho Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, sẽ thấy việc đầu tư những dự án lớn nhằm hoàn thiện hạ tầng cảng biển và giao thông vận tải là rất quan trọng. Để không đẩy tương lai vào thế rủi ro và tạo thế cạnh tranh lâu dài cho ngành logistics Việt rất cần những đầu tư mang tầm chiến lược, nhất là phải hướng đến xu hướng 'xanh hóa', ứng dụng công nghệ cao, giảm chi phí, đáp ứng được nhu cầu lớn từ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tác động của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu một cách dư thừa, thiếu hợp lý đang góp phần gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Để giảm thiểu tình trạng này, rất cần ngành phân bón và bảo vệ thực vật nội địa có bước chuyển đổi theo hướng xanh và bền vững từ sản xuất cho đến tiêu thụ, để qua đó mang lại lợi ích lâu dài cho ngành nông nghiệp.
Bài học xương máu mà nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản đang phải đối mặt là giá bán quá cao nên khó thuyết phục người mua. Để khắc chế mặt yếu của nông sản Việt trên 'đường đua' quốc tế không chỉ cần giảm giá thành mà còn cần các DN phải giải quyết được những 'bài toán' như tận dụng những lợi thế vốn có, hiểu thị trường một cách chủ động và bài bản hơn, chinh phục bằng sản phẩm mới chế biến sâu, bán hàng qua công nghệ mới nổi, xây dựng kho ngoại quan…
Từ việc chính thức triển khai cung cấp khí LNG trong tháng 3/2024 phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước cho đến mục tiêu cam kết của các doanh nghiệp về việc sử dụng '100% năng lượng sạch' sẽ còn chặng đường dài không ít thách thức, rào cản ở phía trước. Điều này rất cần được tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách để ngành năng lượng Việt đáp ứng được nhu cầu sản xuất xanh trong xu hướng chung như hiện nay.
Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút hơn 4,29 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. 'Việt Nam đang viết tiếp câu chuyện thần kỳ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được từ giữa năm trước', bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) chia sẻ.
Từ vụ việc Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc thú y kiến nghị Thủ tướng về vướng mắc quy định thủ tục công bố hợp quy thuốc thú y, cho thấy không chỉ bất cập trong khâu chính sách mà còn là một câu chuyện dài có liên quan đến việc đảm bảo cho 'sức khỏe' của ngành chăn nuôi Việt không lạm dụng thuốc kháng sinh, cũng như việc quản lý thuốc thú y vốn còn nhiều bất cập. Điều này rất cần các nhà hoạch định chính sách tìm ra lời giải cho hợp lý trong thời gian tới.
Năm 2023, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt 36,6 tỉ USD trong lúc kinh tế toàn cầu nhiều khó khăn, kỷ lục này được kỳ vọng tiếp diễn trong 2024.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng, chính sách ổn định, nguồn nhân lực dồi dào...
Xu hướng của các nhà bán lẻ, nhà thu mua quốc tế khi tìm đến Việt Nam trong năm 2024 này là tìm tới những chuỗi cung ứng vừa có giá thành cạnh tranh và vừa thân thiện với môi trường, đạt chuẩn xanh. Điều này đang tiếp tục đòi hỏi các doanh nghiệp Việt và những nhà hoạch định chính sách cần tạo thêm động lực thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới.
Việt Nam là 1 trong 4 nước tại khu vực châu Á có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), do vậy, cần tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tiếp tục xu hướng tích cực từ những tháng cuối năm 2023, nền kinh tế ngày càng có dấu hiệu hồi phục rõ nét.
Nhận lời mời của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU (AEMM) lần thứ 24 và Diễn đàn cấp Bộ trưởng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPMF) lần thứ 3 từ 31/1-2/2 tại Brussels (Bỉ).
Năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm thành công của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ngay tháng đầu năm, tình hình đã khá khả quan, với 2,36 tỷ USD vốn đăng ký.
Một trong những 'cửa ải' khi xuất khẩu là cần đạt chuẩn các quy định khắt khe, thậm chí là chịu giám sát cửa khẩu, cam kết quản lý môi trường từ những thị trường khó tính. Để 'vượt ải' này, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy triển khai công nghệ số nhằm đảm bảo tính minh bạch tối đa cho hoạt động của chuỗi cung ứng, cũng như để xác nhận và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Cải thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả cam kết lao động sẽ rộng mở cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang thị trường EU.
Một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp theo EuroCham là do bị tính phí cao.
Gần 2 năm trôi qua, vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số luật đối với phần việc về xã hội hóa đường dây truyền tải. Trong thời gian này, cũng không có nhà đầu tư tư nhân nào đăng ký làm đường dây truyền tải.
Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Năm 2023 được đánh giá là năm sôi động đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam khi nhận được sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu với kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới, là một phần trong 'miếng bánh' nghìn tỷ USD vào năm 2030. Vậy Việt Nam sẽ làm gì để hiện thực hóa mục tiêu trên?
Hiệp hội Dệt may Việt Nam mới đây lại đề xuất liên quan đến quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ nhằm không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại lễ công bố Sách trắng 2024 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 16/1, nhiều doanh nghiệp bày tỏ ý kiến liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu tại chỗ. Đại diện Tổng cục Hải quan bày tỏ, về việc sửa đổi điểm c, khoản 1, điều 35 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP đang được tổng cục đánh giá tổng thể để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như đúng quy định của pháp luật và quản lý của nhà nước và đúng bản chất của hoạt động này.
Ngày 16/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố ấn bản Sách Trắng thường niên lần thứ 15.
Theo EuroCham, ngày càng có nhiều tập đoàn toàn cầu trực tiếp mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất điện độc lập tại Việt Nam và điện mặt trời mái nhà có nhiều vai trò trong phát triển năng lượng của Việt Nam với cơ chế DPPA.
Theo Sách trắng 2024 vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố, môi trường kinh doanh Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ. 63% doanh nghiệp được khảo sát đã xếp Việt Nam vào danh sách 10 điểm đến FDI hàng đầu của họ.
Việt Nam đã trở nên nổi bật như một điểm đến hấp dẫn đối với các công ty EU đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng hậu COVID- 19. Mặc dù vậy, 59% số doanh nghiệp châu Âu được hỏi cho rằng những khó khăn về hành chính là thách thức chính của họ khi hoạt động tại Việt Nam…
Khan hiếm vé máy bay Tết; Việt Nam lọt Top 10 điểm đến FDI hàng đầu; Gần 40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi AI… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/1.
Sáng 16/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố ấn bản Sách Trắng thường niên lần thứ 15.
Chủ tịch EuroCham cho biết đầu tư của châu Âu vào Việt Nam tiếp tục gia tăng. Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu USD. Điều này nhấn mạnh niềm tin của châu Âu đối với Việt Nam.
63% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu. Đáng chú ý, có tới 31% xếp Việt Nam trong top 3; 16% xem Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt nhất.
Sáng 16/1, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức Lễ ra mắt Sách Trắng 2024 và tổ chức hội nghị đối thoại cùng doanh nghiệp về thủ tục hành chính (TTHC) với chủ đề: 'Thúc đẩy đầu tư hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững'. Đây là năm đầu tiên EuroCham hợp tác với Tổ Công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình biên soạn Sách Trắng.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố ấn bản Sách Trắng thường niên lần thứ 15 với chủ đề 'Thúc đẩy đầu tư cho một nền kinh tế xanh và bền vững'.