Lượng cát đắp nền cần cho đường Vành đai 3 TP.HCM là 10,3 triệu m3. Hiện, thiếu cát là vấn đề lớn của dự án này.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ TN-MT, các địa phương khẩn trương rà soát về khả năng cung ứng cát theo tiến độ các dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đường Vành đai 3 TPHCM để kịp thời có các giải pháp như nâng công suất, bổ sung các mỏ mới để đáp ứng được nhu cầu thực tế; chủ động xử lý vướng mắc trong quá trình doanh nghiệp khai thác.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có văn bản kiến nghị lãnh đạo Chính phủ tháo gỡ khó khăn về cát san lấp phục vụ dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Trong tháng 4/2024, Bến Tre sẽ tổ chức đấu giá khai thác 6 khu vực mỏ cát với trữ lượng gần 14 triệu khối.
Báo SGGP số ra các ngày 25, 26 và 27-3 có loạt bài 'Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề', sau khi báo đăng, nhiều địa phương cho biết đang gấp rút triển khai các phương án tiếp ứng nước ngọt để người dân đỡ vất vả trong sinh hoạt, giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất. Nhiều chuyên gia cũng đề xuất, gợi mở thêm một số giải pháp để nâng cao hơn hiệu quả ứng phó với hạn mặn.
Hạ tầng thủy lợi được xem là giải pháp quan trọng, yếu tố cần thiết để ứng phó hiệu quả với thiên tai, khô hạn kéo dài, mặn xâm nhập, nước biển dâng. Thế nhưng, công tác đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa nước ngọt, đập, cống, đê bao ngăn mặn thời gian qua tại nhiều địa phương ở ĐBSCL còn nhiều bất cập, khó khăn, thiếu chặt chẽ..., dẫn đến hiệu quả mang lại không như ý.
Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre cho biết, mùa khô năm nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm, xấp xỉ mùa khô 2015-2016 (mùa khô lịch sử - PV ). Riêng trên sông Cổ Chiên, mặn ở mức cao hơn mùa khô năm 2015-2016.
Những ngày qua, hàng trăm công nhân trên công trường Vành đai 3 TP.HCM đang tất bật thi công làm việc ngày lẫn đêm để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Hiện nay, các sông chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều bị nước mặn tấn công, nguồn nước ngọt khan hiếm.
BÀI 1: Miền Tây 'khát' nước ngọt
Hiện nay, Công ty cổ phần Cấp nước Bến Tre là đơn vị chủ công trong hoạt động cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp ở địa phương này. Để ứng phó với hạn mặn, công ty đã và đang nỗ lực ngày đêm thực hiện các giải pháp để đưa nước ngọt về phục vụ khách hàng.
Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều phương án 'giải khát', 'giải nhiệt' tạm thời, nhưng xét về lâu dài, để 'sống chung' với hạn, mặn thì cần có phương án liên hoàn công trình và phi công trình để thích ứng bền vững.
Dự án Quản lý nước Bến Tre (dự án JICA-3) có tổng mức đầu tư gần 6.200 tỉ đồng không kịp hoàn thành vào cuối năm 2023 mà theo cam kết từ Bộ NN&PTNT phải đến năm 2026.
Để ứng phó với hạn mặn, các địa phương ở miền Tây đã và đang thực hiện nhiều dự án hồ, đập, nhà máy nước. Tuy nhiên, có không ít công trình vẫn 'nằm trên giấy', trong khi cây vẫn héo, người vẫn khát mỗi mùa khô tới.
Hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng trên diện rộng tại các tỉnh ven biển miền Tây, tạo áp lực lớn lên các địa phương lo nước ngọt sinh hoạt cho dân. Dự báo, mùa khô năm nay còn 2 đợt xâm nhập mặn lớn, trong khi tại Bến Tre xâm nhập mặn đã tương đương với mùa khô năm 2016 - đợt hạn mặn lịch sử ở miền Tây.
Trên các sông chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nước mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nội đồng, cách các cửa sông chính khoảng 70-79 km.
Cống ngăn mặn Bến Rớ tại thượng nguồn sông Ba Lai (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) vừa xây xong, vận hành đã xuất hiện tình trạng rò rỉ.
Sông Ba Lai dài 55 km nằm trọn trong địa bàn tỉnh Bến Tre, chảy từ ranh giới xã Tân Phú, huyện Châu Thành đến cửa Ba Lai (huyện Bình Đại) rồi đổ ra Biển Đông. Khu vực này ngoài khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đậm chất miền Tây sông nước còn có sân chim Vàm Hồ, một trong những khu rừng nguyên sinh hiếm hoi ở miền Tây Nam Bộ với hệ sinh thái tiêu biểu của rừng ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Cầu Ba Lai 8 có tổng mức đầu tư hơn 2.250 tỷ đồng, thuộc dự án tuyến đường bộ ven biển đồng bằng sông Cửu Long nối các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh, dự kiến sẽ được khởi công vào quý II-2024...
Năm nay, tỉnh Bến Tre dự kiến sẽ khởi công nhiều công trình, dự án mang tính động lực như tuyến đường bộ ven biển, cầu Ba Lai 8, cầu Đình Khao, nhà máy sản xuất Hydroxanh… đem lại sự phát triển cho tỉnh trong tương lai.
Cầu Ba Lai 8 là một phần của tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh.
Hiện tại, các ngành và địa phương trong tỉnh Bến Tre đang tích cực chủ động triển khai các giải pháp phòng chống, ứng phó triều cường và xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đây là tỉnh trồng nhiều dừa nhất cả nước với tổng diện tích đạt hơn 78.000ha. Hơn 70% người dân tại đây có kinh tế liên quan đến cây dừa.
Dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2, tại vùng các cửa sông Cửu Long ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập từ 45-65km, cao hơn từ 5-10km so với năm 2023.
Dự báo thời tiết Tết Giáp Thìn 2024, Bắc Bộ rét nhưng ít khả năng xảy ra rét đậm rét hại, Trung Bộ mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng.
Vụ Đông Xuân 2023-2024 có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ ở một số khu vực; đặc biệt xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Hiện tại, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế tăng theo kỳ triều cường. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.
Theo kế hoạch, trong năm 2024 tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức đấu giá khai thác cát tại 6 mỏ cát với tổng trữ lượng gần 15 triệu mét khối cát nhằm phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Vừa qua, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Ngày 23/12, thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát lòng sông) trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2024.
Để phục vụ nhu cầu xây dựng nhất là các công trình trọng điểm trên địa bàn, UBND tỉnh Bến Tre vừa ký ban hành Quyết định số 2971 phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản (cát lòng sông) trên địa bàn năm 2024.
Năm 2023, lực lượng chức năng tỉnh Bến Tre phát hiện, khởi tố 14 vụ án, 16 bị can vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên theo quy định pháp luật.
Theo Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ quy hoạch 6 tuyến đường thủy nội địa quốc gia và 190 tuyến đường thủy nội địa địa phương.
Hạn mặn mùa khô năm 2015-2016 tại tỉnh Bến Tre, uớc tính giá trị thiệt hại của riêng ngành nông nghiệp khoảng 1.800 tỷ đồng. Đến hạn mặn mùa khô năm 2019-2020 tiếp tục gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp hơn 1.660 tỷ đồng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Sáng 5/12, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Với phương thức vận tải chính là đường sông, tỉnh Bến Tre sẽ ưu tiên đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre khảo sát điều kiện vận hành công trình cống ngăn mặn Tân Phú ở thượng nguồn sông Ba Lai vừa được xây dựng hoàn thành, chuẩn bị cho công tác phòng chống hạn mặn sắp tới.
Dự báo, xâm nhập mặn khả năng sẽ xâm nhập sớm vào các sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ nửa cuối tháng 11/2023, ranh mặn xâm nhập sâu nhất trên các sông xuất hiện trong tháng 2 và 3/2024.
Theo dự báo của ngành chuyên môn, mùa khô năm 2023-2024 tình hình hạn mặn sẽ diễn biến phức tạp; nước mặn xâm nhập sớm và sâu hơn mức trung bình nhiều năm. Do dó, hiện nay, chính quyền và người dân các địa phương này đang khẩn trương ứng phó với thiên tai.
Sau một thời gian thi công khẩn trương đến nay, 2 công trình cống ngăn mặn Bến Rớ và Tân Phú của tỉnh Bến Tre đã cơ bản hoàn thành, phục vụ kịp thời công tác phòng chống xâm nhập mặn năm nay.
Sau hơn 6 năm triển khai, dự án Quản lý nước Bến Tre đến nay chỉ hoàn thành 2/8 công trình cống ngăn mặn, các công trình còn lại bị chậm.
Đây là một tỉnh miền Tây được hình thành bởi 3 cù lao lớn và do phù sa các nhánh sông Cửu Long bồi đắp.
Hiện nay, nguồn vật liệu cát khu vực ĐBSCL đang trong tình trạng khan hiếm, giá tăng vọt đã gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Hầu hết các nhà thầu đều bị áp lực và ngần ngại tham gia đấu thầu khi nguồn cung của vật liệu cát chưa được cải thiện.
UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh.