Tính đến cuối ngày 12/9, toàn tỉnh Bắc Ninh có 655 hộ với trên 2.700 nhân khẩu trú tại các khu vực ở ngoài bãi sông được di chuyển đến các vị trí an toàn.
Lũ vẫn tiếp tục lên, các tuyến đê tại Hải Dương đã bị ngâm nước nhiều ngày dẫn đến hiện tượng đất bị bão hòa nước, có nguy cơ gây sạt trượt, rò rỉ, đe dọa đến an toàn công trình đê điều, đặc biệt trong đêm 12/9 và ngày 13/9 nên các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung, tăng cường phòng chống lũ, bảo vệ đê.
Đến thời điểm này, chuyên gia thủy lợi nhận định, nếu không có sự cố bất thường thì diễn biến mực nước lũ không đáng lo ngại đối với khả năng đảm bảo an toàn hệ thống đê điều thuộc sông Hồng – sông Thái Bình.
Trước tình hình nước trên sông Thái Bình dâng cao, nguy cơ xảy ra sạt lở, tràn, vỡ đê, ngay trong đêm 11/9, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 12 (Lục Ngạn, Bắc Giang) đã khẩn trương có mặt tại 4 xã khu Hà Đông (Thanh Hà, Hải Dương) hỗ trợ gia cố những điểm xung yếu.
Lúc 13 giờ ngày 12/9/2024, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế là 4,88m, trên báo động 3 là 0,88 m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 6,22m, trên báo động 3 là 0,22m, trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,2 m, dưới báo động 3 là 0,47m... Trong khoảng 10 ngày tới (từ ngày 13 - 23/9), thời tiết khu vực Bắc Bộ có xu hướng tốt dần lên.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công điện về việc đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, các cầu vượt sông và các tuyến đường huyết mạch do ảnh hưởng mưa, lũ sau bão số 3.
Lũ trên nhiều sông đang xuống và dự báo tiếp tục xuống hoặc biến đổi chậm trong 12 - 24 giờ tiếp theo.
Ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát đi công điện số 14 về tập trung ứng phó với lũ lớn, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều các sông trên địa bàn tỉnh.
Chiều 12/9, đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã đến động viên lực lượng hỗ trợ địa phương trong công tác phòng chống lũ.
Chiều 12/9, tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình; tin lũ trên sông Thao, sông Lô và sông Hồng.
Tình hình lũ trên một số sông ở khu vực Bắc Bộ vẫn đang ở mức cao, lúc 13 giờ ngày 12/9, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế là 4,88m, trên báo động 3 là 0,88 m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 6,22m, trên báo động 3 là 0,22m, trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,2 m, dưới báo động 3 là 0,47m...
Trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 1; sông Lô tại Tuyên Quang sẽ xuống mức báo động 1, sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2.
Thực hiện Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình; để chủ động ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh, an toàn tính mạng và tài sản Nhân dân và Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Công điện số 20/CĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh.
Từ 15 giờ 30 phút đến đêm 12/9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2 và ở trên báo động 1.
Chiều 12/9, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải chỉ đạo mở cống Cầu Xe và cống An Thổ cùng ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) để giảm bớt nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải.
Mấy ngày nay, nước dâng mấp mé quốc lộ 5, người dân thản nhiên ngồi ven đường câu cá, ô tô, xe máy đỗ tràn lan dưới lòng đường.
Tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình; lũ trên sông Thao, sông Lô và sông Hồng.
Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương cử lực lượng phân luồng, cắm biển cảnh báo bảo đảm an toàn giao thông, kiểm soát người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu.
Mực nước lũ trên nhiều sông đang xuống dần, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), lũ trên sông Thương (tỉnh Bắc Giang), lũ trên sông Hồng (Thành phố Hà Nội) đã xuống dưới mức lũ lịch sử.
Bộ GTVT vừa ban hành Công điện về việc đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, các cầu vượt sông và các tuyến đường huyết mạch do ảnh hưởng mưa, lũ sau bão số 3.
Trước nguy cơ cá lồng nuôi trên sông của bà con nông dân bị mất trắng do bão lũ, tuổi trẻ Hải Dương kêu gọi người dân, hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ.
Đài Khí tượng thủy văn Hải Dương dự báo, mực nước các sông Thái Bình, sông Kinh Thầy nhiều khả năng đạt đỉnh vào chiều hôm nay (12/9) và có khả năng lên cao tiếp vào đêm cùng ngày.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện định kỳ theo giờ kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các điểm xung yếu, có nguy cơ để có biện pháp xử lý phòng ngừa trước khi xảy ra sạt, lở; đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân tại các điểm sơ tán, thực hiện tối đa các giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trước các diễn biến bất thường của thiên tai.
Công an các địa phương bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, kiên quyết không để người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông khi không bảo đảm an toàn.
Triều cường đang lên ở vùng ven biển khiến lũ ở hạ du đồng bằng Bắc Bộ xuống rất chậm, duy trì ở mức rất cao, dù mưa lớn đã dứt. Lũ trên thượng du các dòng sông đang giảm nhanh, giúp tình trạng ngập lụt tại các tỉnh vùng núi được cải thiện.
Ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát công điện số 14 về tập trung ứng phó với lũ lớn, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trên các sông địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ngày 12/9, Bộ Công an có công điện gửi Giám đốc Công an 16 tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Người dân 2 thôn ngoài đê sông Thái Bình là Mỹ Xá, xã Minh Tân và Lấu Khê, xã Hiệp Cát ở Nam Sách (Hải Dương) được bảo đảm, đời sống ổn định.
Lũ nhiều sông ở Bắc Bộ đang xuống dần và mưa cũng giảm rõ rệt.
Sáng nay, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội biến đổi chậm nhưng đang xuống, dự báo vẫn trên báo động 2 trong 12 giờ tới.
Từ rạng sáng nay (12/9), mực nước trên sông Hồng đã bắt đầu rút chậm với tốc độ khoảng 2-4cm/giờ. Mực nước trên các sông khác cũng đang có chuyển biến tích cực.
Trong khoảng thời gian từ ngày 13-21/9, khu vực Bắc Bộ dự báo tiếp tục có mưa rào rải rác, có nơi có dông, lũ trên các sông biến đổi chậm trong xu thế giảm, khu vực trũng thấp tiếp tục có nguy cơ ngập.
Lũ trên sông Hồng đang rút chậm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh rút báo động 2 trên sông Hồng vào hồi 7giờ ngày 12/9 tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh.
Theo bản tin cập nhật lúc 9h sáng 12.9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết lũ trên sông Cầu (Bắc Ninh) và sông Thương (Bắc Giang) đang dao động ở mức đỉnh lũ.
Tính đến 7h ngày 12/9/2024, đã có tới 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời điểm 7 giờ ngày 12-9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội 11,2 m, dưới báo động 3 là 0,3 m.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa thông báo tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình cùng với sông Thao, sông Lô và sông Hồng.
Ban Chỉ huy Phòng chống thương tích và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội vừa ban hành lệnh rút báo động 2 trên sông Hồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 16 (ngày 11/9) về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 12 giờ tới, lũ trên các sông tiếp tục xuống, biến đổi chậm.
Đài Khí tượng thủy văn Hải Dương dự báo, mức nước các sông Thái Bình, sông Kinh Thầy có khả năng đạt đỉnh vào chiều hôm nay (12/9) sau xuống chậm.
Mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng tại Công ty Samsung Industrial, Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trước tình hình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi cùng Đoàn công tác đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục.
Tin lũ khẩn cấp: Bắc Bộ vẫn ngập lụt nghiêm trọng, nhiều sông duy trì lũ trên mức báo động 3. Mặc dù mưa đã giảm, tình hình lũ lụt tại đồng bằng Bắc Bộ vẫn diễn biến phức tạp.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Công điện số 16 hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo dự báo trong 12h tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên BĐ2.
Trong khoảng thời gian từ ngày 13-21/9, khu vực Bắc Bộ dự báo sẽ tiếp tục có mưa rào rải rác và có nơi có dông; tình hình lũ trên sông Hồng tại Hà Nội và một số sông ở miền Bắc dự báo biến đổi chậm.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm, mực nước dưới báo động 3, đang dừng ở mức 11,20m.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, mực nước trên sông Thái Bình tại Phú Lương (TP Hải Dương) từ 0 giờ đến 9 giờ ngày 12/9 khá ổn định, đạt mức 4,38-4,43 m, trên báo động III (4 m) từ 0,38-0,43 m, giảm 0,06 m so với thời điểm mực nước cao nhất trong ngày 11/9. Diễn biến lũ trong những giờ tới liên tục được cập nhật trên báo điện tử Hải Dương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.