100% các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hà Nam hưởng ứng Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' bằng việc mua sắm đồ dùng là hàng Việt Nam.
Cuộc vận động (CVĐ) 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' được Bộ Chính trị phát động từ năm 2009 nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, thúc đẩy sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Sau 15 năm triển khai CVĐ, tỉnh Hà Nam đã đạt nhiều kết quả nổi bật, nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo doanh nghiệp, người dân. Từ đó, tạo tiền đề, động lực quan trọng để nâng cao chất lượng CVĐ trong thời gian tới.
Hà Nam là một trong những tỉnh được dự báo nguy cơ ngập lụt cao trong những ngày tới. Vì vậy, nhu cầu mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dự trữ của người dân đang tăng cao. Sở Công thương Hà Nam vừa có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, đơn vị phân phối hàng hóa trong tỉnh chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.
Trước tình hình cảnh báo lũ ở mức Báo động III, chiều 10/9, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Công văn chỉ đạo về việc theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho ngành công thương. Trong các hội nghị của ngành hay những lần trực tiếp đi thăm, thị sát các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng trong cả nước, Người đã nhiều lần khẳng định vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành công thương trong sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời căn dặn mọi người phải đoàn kết, thi đua lao động, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Sáng 22/8, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức hội nghị tập huấn cập nhật một số quy định mới trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) và quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Nông sản sạch, nông sản hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng quan tâm sử dụng để bảo đảm an toàn sức khỏe cho gia đình. Theo đó, số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng này cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do giá thành cao và nhiều người dân chưa hoàn toàn có niềm tin đối với chất lượng hàng nông sản sạch được bày bán trên thị trường nên các sản phẩm này tiêu thụ chưa nhiều.
Những năm qua, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa luôn được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao qua các năm, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; lạm phát vẫn ở mức cao…
Để hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, lành mạnh, mang lại lợi ích cho xã hội, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, nhất là các mặt hàng kinh doanh có điều kiện lĩnh vực công thương. Trong đó, tập trung vào những mặt hàng nhạy cảm, tiêu dùng hàng ngày như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu, thuốc lá…
Thời gian qua, các hoạt động khuyến công của tỉnh Hà Nam ngày càng phát huy hiệu quả hơn, quy mô, chất lượng các đề án được nâng cao . Công tác khuyến công ngày càng được lan tỏa, có nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đăng ký tham gia và được khảo sát, hỗ trợ kịp thời.
Luật Giá 2023 quy định rõ: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán. Để thị trường hàng hóa diễn ra lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã tăng cường theo dõi diễn biến thị trường, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa.
Điện mặt trời mái nhà tiếp tục là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và chính quyền các địa phương, được nêu ra tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất, nhập khẩu vùng đồng bằng sông Hồng.
Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố phía Bắc cho thấy, việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch khuyến công phải được phân công, phân cấp cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đồng thời, nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động khuyến công.
Ngày 16/5, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII, năm 2024.
Nâng cao định mức hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đề án… là những đề xuất của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công.
Triển khai thực hiện Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động (CVĐ) 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giai đoạn 2021-2025, hằng năm, Sở Công thương đều xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa của CVĐ và tích cực hưởng ứng tham gia bằng các hoạt động phát triển thị trường nội địa.
Năm 2024, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam được triển khai trên cả nước bắt đầu từ ngày 15/4 đến ngày 21/4/2024 để chào mừng 16 năm 'Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008-20/4/2024). Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Ngày Thương hiệu Việt Nam năm 2024, ngay từ đầu tháng 4, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo tổ chức các hoạt động thiết thực với mục tiêu tuyên truyền đến người dân về hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua các thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong tỉnh ngày càng chủ động, linh hoạt hơn trong các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm cơ hội hợp tác, xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tham gia xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp, HTX còn có cơ hội tự đánh giá, nhìn nhận lại sản phẩm của mình, thấy được những mặt còn hạn chế, thiếu sót để khắc phục, hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng hóa Tết, các cửa hàng, đơn vị phân phối đang rất kỳ vọng về sức tăng đầu ra đối với hàng hóa nội địa trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.
Nhằm kích cầu tiêu dùng thị trường trong nước, phục hồi sản xuất, kinh doanh do hậu quả kéo dài từ đại dịch Covid-19, Bộ Công thương phát động 'Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 - Vietnam Grand Sale 2023' trong thời gian từ 4/12/2023 đến ngày 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc. Tại Hà Nam, chương trình được Sở Công thương đẩy mạnh triển khai với việc kết hợp các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Với nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại đang thu hút đông đảo người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh số kinh doanh năm 2023.
Rượu và thuốc lá thuộc danh mục các mặt hàng hạn chế kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng này, thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, hộ kinh doanh thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu và thuốc lá, kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chiều 8/12, tại nhà văn hóa xã Vũ Bản (Bình Lục), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với UBND xã Vũ Bản tổ chức lễ ra mắt HTX Rượu Vọc Đức Toàn.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 - mùa cao điểm mua sắm trong năm. Thời điểm này, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có phương án dự trữ hàng hóa, chuẩn bị sẵn nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp trước, trong Tết Nguyên đán.
Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, sáng 1/12, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề (Hiệp hội làng nghề Việt Nam) tổ chức hội thảo 'Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề'.
Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung cầu giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng và trên cả nước được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy gắn kết giao thương, tạo cơ hội cho các thương nhân, doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam và các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhờ đó, thị trường ngày càng được mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, lưu thông hàng hóa thông suốt, hoạt động thương mại ngày càng sôi động.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng ước đạt 5.667 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%.
Các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Hà Nam hiện nay rất đa dạng về chủng loại. Một số nhóm sản phẩm công nghiệp của tỉnh đã tham gia vào chuỗi sản phẩm của các tập đoàn lớn.
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, Sở Công thương đã quan tâm làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Theo đó, công tác quản lý các CCN đã có nhiều bước chuyển biến rõ nét, nhất là việc nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong các CCN. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cục Công Thương địa phương vừa tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn thực hiện nội dung nông thôn mới thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách gia đoạn 2021 – 2025 khu vực phía Bắc.
Từ tháng 7/2023, việc tăng lương cơ sở cộng với giá xăng liên tục tăng đã khiến cho giá cả nhiều mặt hàng hóa thiết yếu 'leo thang'. Trước thực tế đó, các ngành chức năng của tỉnh đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động bán lẻ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.
Mặc dù, không có nhiều lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), nhưng từ đầu năm đến nay, cùng với những giải pháp về cơ chế, chính sách tín dụng cho vay XNK, những cải cách về thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động XNK của tỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực XNK trên địa bàn, vượt khó, tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh các hoạt động XNK.
Nhiều sản phẩm có thế mạnh của Hà Nam như bánh đa nem làng Chều, cá kho Nhân Hậu, chuối Ngự Đại Hoàng, lụa Nha Xá… đã được xúc tiến tiêu thụ hiệu quả.
Hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp phát triển mạnh tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hà Nam nói riêng từ năm 2000. Trước thực tế, nhiều doanh nghiệp lợi dụng một số đặc điểm của mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để trục lợi bất chính, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng được đẩy mạnh theo hướng kiểm soát một cách hiệu quả, không để hành vi kinh doanh đa cấp trá hình gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội và người dân. Nhờ vậy, kinh doanh đa cấp đã dần chuyển sang thực chất và hiệu quả hơn.
Bước vào mùa nắng nóng, cùng với các dịch vụ như kinh doanh bể bơi, nước giải khát, các sản phẩm chống nóng, dịch vụ ăn uống cũng có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân là do nắng nóng, nhiều gia đình, người dân muốn đi ăn ở ngoài cửa hàng, hay gọi đồ ăn sẵn giao hàng tận nhà để tránh nắng và giải phóng sức lao động.
Ngày 18/5, Cụm thi đua I thuộc Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng, và ký cam kết giao ước thi đua năm 2023.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 11), trong 2 năm qua, sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhất là với ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo.
Mô hình 'Điểm bán hàng Việt Nam' nằm trong chuỗi các sự kiện, hoạt động do Sở Công thương triển khai xây dựng với nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Công thương nhằm hưởng ứng Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'. Qua ghi nhận cho thấy, các 'Điểm bán hàng Việt Nam' đã trở thành địa chỉ mua sắm quen thuộc của nhiều người dân và là một trong những kênh quan trọng trong việc phân phối, đưa hàng hóa Việt chất lượng đến với người tiêu dùng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương và của Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Cục QLTT tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc thực hiện giám sát 24/7 trong tất cả các ngày nghỉ và ngày lễ đối với hệ thống kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đánh giá của ngành công thương Hà Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Một số nhóm sản phẩm chủ lực trước đây gặp khó khăn như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, hàng mỹ ký, thiết bị điện, điện tử, mặt hàng từ nhựa xuất khẩu... đang từng bước phục hồi. Toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2022.
Trước tình hình giá cả hàng hóa, nhất là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục leo thang, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, các ngành chức năng trong tỉnh đã tăng cường theo dõi diễn biến thị trường, nắm tình hình cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý; thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Sáng 18/8, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế quốc gia tổ chức lớp tập huấn, phổ biến các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cho cán bộ, công chức các Sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phụ trách công tác hội nhập kinh tế quốc tế và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Trong những tháng đầu năm 2022, mặc dù vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn nhưng với sự quan tâm hỗ trợ, đồng hành của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, nhiều nhóm hàng trên địa bàn đã hồi phục, tăng trưởng cao, tín hiệu vui đối với hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid - 19 tác động, song trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam có mức tăng trưởng khá. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ. Đây là kết quả khả quan, tạo đà để tỉnh Hà Nam phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm và cả năm 2022.
Ngày 1/10, Tổ công tác của Sở Công thương Hà Nam đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid -19 tại chợ Non, thị trấn Tân Thanh; chợ Động, xã Liêm Cần (Thanh Liêm), cửa hàng siêu thị VinMart, đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong (thành phố Phủ Lý).
Theo tổng hợp của Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam), trong những ngày nắng nóng kéo dài, vào thời gian cao điểm công suất của phụ tải trong tỉnh tăng đột biến vượt khoảng 60% so với ngày bình thường. Trong điều kiện như vậy, PC Hà Nam khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệm, để hạn chế tình trạng phải cắt điện luân phiên trên diện rộng.
Bộ Công Thương khẳng định tình hình hàng hóa trên cả nước cơ bản ổn định, vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Song song với việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, lực lượng Quản lý thị trường cũng đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để các gian thương lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.