oàn công tác do đồng chí Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) làm Trưởng đoàn vừa có chuyến công tác khảo sát cơ sở hạ tầng thương mại, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Long Bang, Pò Chài, Hà Khẩu (Trung Quốc); làm việc trao đổi với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây.
Ngày 4/6, Đoàn công tác Sở Thương mại, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đến thăm và làm việc với Sở Công Thương (tỉnh Bắc Giang). Chuyến thăm, làm việc nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại đã ký kết giữa Sở Công Thương Bắc Giang (Việt Nam) và Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc).
Trong 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc đạt 155,8 tỷ USD, dự báo cả năm 2023, thương mại hai chiều sẽ đạt mức như năm 2022.
Ngày 20/12, Hội nghị xúc tiến thương mại và hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) được Cục Xúc tiến TM phối hợp với Sở Thương mại Vân Nam tổ chức.
Phiên thảo luận chuyên đề về đầu tư, thương mại Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế Việt – Trung lần thứ X, các đại biểu 2 bên đều khẳng định, dư địa hợp tác giữa các tỉnh, thành còn rất lớn và cùng nhau thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Chiều 10/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Sở Công thương Lào Cai và Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản, trái cây, thủy, hải sản, với sự tham gia của 164 doanh nghiệp Việt Nam và hơn 80 doanh nghiệp Trung Quốc.
Chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp sản phẩm nông, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Tiền Giang với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là cơ hội để các doanh nghiệp 2 bên được gặp gỡ, trao đổi, gắn kết hợp tác; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp của phía châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được trực tiếp khảo sát và đánh giá đúng tiềm năng, quy mô sản xuất nông, thủy sản của Tiền Giang.
Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, việc phải tận dụng đồng loạt các cửa khẩu và đẩy mạnh hạ tầng logistics kết nối 2 nước đã được đặt ra, để hàng hóa Việt có thêm cánh cửa đến với thị trường tỷ dân.
Hiện, Trung Quốc vẫn đang là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, ngành công thương sẽ triển khai đa dạng, linh hoạt nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ hiệu quả cho DN xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Sau 3 năm ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, từ ngày 20/2/2023, hoạt động xuất, nhập cảnh và phương thức thông quan hàng hóa tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đã được khôi phục. Nhờ đó, doanh nghiệp (DN) đã cắt giảm được nhiều chi phí, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng nhiều hơn trước.
Tỉnh Vân Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là các sản phẩm như sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.
Hội nghị 'Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc (Vân Nam)' giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu xuất, nhập khẩu của nhau và thúc đẩy hợp tác.
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đề nghị phía Vân Nam (Trung Quốc) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là các sản phẩm như: sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.
Tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc.
Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc (Vân Nam) được Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Thương mại Vân Nam tổ chức.
Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh kiến nghị Cục xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương xây dựng danh sách doanh nghiệp Việt xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc để hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, kết nối thúc đẩy xuất khẩu.
Sáng 18/11 đã diễn ra hội đàm kinh tế thương mại giữa Đoàn đại biểu liên ngành tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) theo hình thức trực tuyến.
Đến trung tuần tháng 8, thanh long nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác của Việt Nam nói chung cơ bản không thể xuất khẩu đi Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới với tỉnh Vân Nam.
Bộ Công Thương cho hay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có Công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam trong bối cảnh mỗi ngày vẫn có 400 xe nông sản, rau củ từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc) thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới từ giữa tháng 7-2021 do lo ngại dịch COVID-19.
Bộ Công Thương vừa có đề nghị phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, thông quan hàng hóa, đặc biệt là nông sản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ 'lấy làm tiếc' khi nhận được thông tin Sở Thương mại Vân Nam thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn từ tháng 7/2021.
Ngoài thị trường Trung Quốc, nông sản mà đặc biệt là nhãn lồng Hưng Yên đang hướng đến các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Bỉ, Pháp, Australia. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021 vừa diễn ra hôm nay 15/7.
Đây là phát biểu của bà Lý Dực, đại diện tỉnh Vân Nam tại Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hải Dương diễn ra vào sáng ngày 18/5...
Ước tính, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 5/2020 ước đạt 275 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 5 tháng năm 2020 đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo triển vọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông tương đối khả quan, đặc biệt là thời điểm hậu dịch Covid-19.
Cục Xúc tiến thương mại dự kiến sẽ thực hiện 8-10 sự kiện kết nối giao thương trực tuyến, sử dụng phương thức 'triển lãm đám mây' với thị trường Trung Quốc trong năm 2020.
Các Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm của Việt Nam với Trung Quốc, Singapore sẽ được triển khai trong tháng 5. Các hoạt động này sẽ hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp duy trì các mối liên hệ đối tác thường xuyên, liên tục và tiếp tục thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh doanh ngay cả trong thời kỳ phòng chống dịch COVID-19.
Từ ngày 26 – 27/5/2020, Cục Xúc tiến thương mại và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại Quốc tế Trung Quốc - Chi nhánh tỉnh Vân Nam (CCPIT Vân Nam) sẽ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam).
Hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến; đồ uống... sẽ tham gia giới thiệu, chào bán sản phẩm tới các nhà nhập khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Sắp tới 21 doanh nghiệp Việt Nam sẽ giao thương trực tuyến với các nhà nhập khẩu nông sản, thực phẩm tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.