Đó là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm 'Định giá để kiểm soát giá sách giáo khoa như thế nào' do Báo Người đại biểu nhân dân tổ chức chiều 5/4.
Cử tri tại nhiều địa phương đề nghị thực hiện một bộ sách thống nhất trong phạm vi toàn quốc hoặc một địa phương.
Nhiều phụ huynh tiếp tục lúng túng với câu chuyện thay sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 của Bộ GD-ĐT. Điều này xuất phát từ việc một chương trình nhưng có nhiều bộ sách khác nhau và mỗi trường có thể tự chọn một bộ để giảng dạy.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được thông qua năm 2018, bắt đầu áp dụng với lớp 1 trong năm học 2020-2021. Đi kèm với chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới cũng được thiết kế và đưa vào sử dụng. Lần đầu tiên, Việt Nam triển khai 'một chương trình, nhiều SGK'. Sự thay đổi này chắc chắn gây ra nhiều xáo trộn tích cực lẫn tiêu cực.
Đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2022 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều cử tri nêu rõ, nhờ sự vào cuộc quyết liệu của cả hệ thống chính trị, tình hình KT-XH trong 9 tháng năm 2022 đã phục hồi tích cực. Tuy nhiên, cử tri bày tỏ băn khoăn, lo lắng trước tình trạng giá xăng, dầu, nguyên vật liệu, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp, chi phí dịch vụ tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Các mức chi cho công tác thẩm định sách giáo khoa, trong đó có các khoản chi cho thành viên hội đồng thẩm định, công đọc thẩm định tài liệu… sẽ được quy định cụ thể trong Thông tư hướng dẫn đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến đóng góp.
Vừa qua, tại phiên thảo luận ở Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội, các đại biểu (ĐB) cho rằng Bộ GDĐT chưa thực hiện đúng vai trò thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh những hiện tượng lệch lạc trong việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK).