Ngày 1/7, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman thông báo, nước này đã phát hiện 7 mỏ dầu và khí đốt.
Ngày 10/1, Chính phủ Saudi Arabia công bố giá trị ước tính các nguồn tài nguyên khoáng sản của nước này là 2.500 tỷ USD, tăng gần gấp đôi vài năm.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman mới đây cho biết chính phủ nước này không nhất trí với đề xuất loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cho rằng đây là mục tiêu đầy thách thức.
Giá dầu giảm hơn 3 USD/thùng trong phiên giao dịch 23/11 sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh quyết định rời lịch họp từ ngày 25-26/11 sang ngày 30/11.
Trong ngày 13 và 14/7 tới, đương kim Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến công du chính thức tới thăm nước Pháp. Tại đây, ông sẽ là khách mời danh dự tại lễ diễu binh mừng Quốc khánh Pháp ngày 14/7 - sự trọng thị đặc biệt không mấy khi được Paris dành cho những nguyên thủ quốc gia nước khác.
Saudi Arabia và Pháp đã ký biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, tập trung vào năng lượng sạch được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tái tạo.
Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của Nga trong năm nay.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji và Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman thảo luận về các vấn đề song phương, bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp dầu khí.
EU đạt bước tiến mới về dự luật năng lượng tái tạo; Dầu Nga chiếm gần một nửa lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ; OPEC tổ chức Diễn đàn năng lượng quốc tế vào ngày 5-6/7… là những tin tức nổi bật về năng lượng ngày 29/6/2023.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ tổ chức Diễn đàn năng lượng quốc tế lần thứ 8 tại Vienna (Áo) trong 2 ngày 5-6/7.
Đã có 5 dự án điện mặt trời được vận hành thương mại; Các nước OPEC+ phát đi những tín hiệu trái ngược về chính sách sản lượng; Indonesia lên kế hoạch cấm xuất khẩu khí đốt… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 31/5/2023.
Kinhtedothi – Cả hai mặt hàng chuẩn cùng lao dốc, giảm hơn 4% bởi tác động của thỏa thuận về trần nợ của Mỹ.
Các nước OPEC+ sẽ có cuộc họp vào ngày 4/6 để thảo luận về việc có cắt giảm thêm sản lượng hay không.
Số phận của thỏa thuận về trần nợ của Mỹ đang bị đe dọa đẩy giá xăng dầu lao dốc sâu. Giá dầu Brent giảm gần 5%. Giá dầu WTI tăng sau khi giảm hơn 4%.
Giá xăng dầu hôm nay 30/5, thị trường thế giới ghi nhận mức giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định khi tâm lý lo ngại về thỏa thuận trần nợ tạm lắng xuống.
Giá dầu đã kéo dài đà tăng khi thị trường đang cân nhắc giữa thỏa thuận trần nợ của Mỹ, cũng như khả năng Fed tăng lãi suất...
Thị trường đang cân nhắc giữa thỏa thuận trần nợ của Mỹ và khả năng Fed tăng lãi suất. Giá xăng dầu tiếp tục nới dài đà tăng.
Giá dầu WTI đạt 72,87 USD/thùng, tăng 1,455%. Trong khi đó, giá dầu brent đạt 77,07 USD/thùng, tăng 1,06%...
Giá dầu ổn định trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch chiều 26/5, khi nhà đầu tư nhận được những thông điệp trái chiều về nguồn cung từ Nga và Saudi Arabia, trước thềm cuộc họp tiếp theo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+.
Ngày 23/5, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman tuyên bố sẽ khiến những nhà đầu cơ trên thị trường dầu mỏ phải 'đau đớn' và cảnh báo họ 'hãy coi chừng'.
Các nước sản xuất dầu lớn dẫn đầu là Saudi Arabia cho biết sẽ một lần nữa cắt giảm nguồn cung dầu thô. Quyết định này gây bất ngờ và có thể giúp Nga vượt qua 'bão' trừng phạt của phương Tây.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho hay, thỏa thuận hiện nay của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) về việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ sẽ được duy trì cho tới cuối năm 2023.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cảnh báo, các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây áp đặt với Nga và đầu tư thấp vào lĩnh vực năng lượng có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung cấp năng lượng trong tương lai.
Quan chức Saudi Arabia khẳng định, việc OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu mỏ chứng tỏ tính đúng đắn trong việc hỗ trợ ổn định thị trường.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thủ đô Riyadh vào chiều 7/12, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Saudi Arabia và tham dự hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng với các nước trong khu vực.
Theo các nguồn tin độc quyền của Wall Street Journal, Saudi Arabia và các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng. Đây là động thái có thể giúp hàn gắn rạn nứt với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đồng thời giúp duy trì nguồn cung năng lượng trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga.
Gói trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển, dự kiến có hiệu lực vào ngày 5/12 tới...
Saudi Arabia hồi tuần trước tái khẳng định cam kết về 'một đối tác và một nhà cung cấp dầu thô đáng tin cậy nhất' đối với Trung Quốc.
Rạn nứt trong mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia có thể là đòn chí mạng với nền kinh tế toàn cầu hiện giờ.
Saudi Arabia đang tìm cách đáp ứng nhu cầu năng lượng của một số nước châu Âu. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Năng lượng nước này, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman.
Thị trường năng lượng thế giới chuẩn bị có biến động lớn khi hai nguồn cung lớn từ Nga và OPEC+ có thể sẽ giảm sản lượng xuất khẩu.
Nhiều lý do được đưa ra xung quanh quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô và giữ giá dầu ở mức cao của Saudi Arabia, bất chấp yêu cầu từ Mỹ.
'Các nước phương Tây càng có nhiều công cụ để can thiệp thị trường dầu khí thì OPEC càng khó duy trì giá dầu và đòn bẩy chính trị của mình'...
Giá dầu thế giới giao dịch kỳ hạn đã tăng vọt trong tuần này và trở lại mức cao nhất trong 3 tuần, sau khi OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11.
Quyết định cắt giảm mạnh sản lượng từ tháng 11/2022 của OPEC+ tiếp tục hỗ trợ giá dầu hôm nay đi lên. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã bị kiềm chế đáng kể bởi đồng USD mạnh hơn và thông tin Mỹ có thể giải phóng thêm kho dự trữ chiến lược.
Nỗ lực hạ nhiệt giá xăng dầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đối mặt bước lùi lớn khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng.
Sau quyết định của OPEC+, ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) nâng dự báo giá dầu Brent năm 2023 tăng từ 108 USD/thùng lên 110 USD/thùng.
OPEC+ quyết định giảm sản lượng 2% nguồn cung toàn cầu/ngày, bất chấp tranh cãi từ phương Tây rằng tổ chức này đang thông đồng với Nga đẩy giá dầu cao hơn để bảo đảm nguồn thu cho Moscow.
Tuyên bố sẵn sàng giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia sẽ khiến Washington thêm đau đầu, giữa lúc cuộc đàm phán 'hồi sinh' thỏa thuận hạt nhân Iran đang ở giai đoạn then chốt.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã có các biện pháp để ứng phó với những vấn đề thị trường, bao gồm cả việc 'cắt giảm sản lượng dầu mỏ'.
Cho tới nay, OPEC và các đối tác (OPEC+) vẫn bác bỏ lời kêu gọi của các nước phương Tây đề nghị tăng sản lượng khai thác để hạ giá dầu mỏ đang ở mức leo thang.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết vương quốc này đang trên đà đạt mục tiêu đến cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027 sẽ tăng sản lượng khai thác dầu lên hơn 13 triệu thùng/ngày
Bộ trưởng Năng lượng UAE khẳng định OPEC+ đang nỗ lực cân nhắc đến lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời cho rằng Mỹ không nên tác động đến chính sách của nhóm.
Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia ngày 27/2 đưa tin công ty dầu mỏ và khí đốt Saudi Aramco vừa phát hiện nhiều mỏ khí đốt tự nhiên tại 4 khu vực của nước này.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, hoàn toàn độc lập trong chính sách và không hề có sự can thiệp từ bên ngoài vào các quyết định của liên minh này.