Nhân rộng, phát huy hiệu quả các mô hình trồng sen

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương hỗ trợ người dân khôi phục, đưa những giống sen mới vào sản xuất. Hà Nội hiện có khoảng 600ha diện tích trồng sen, phấn đấu năm 2025 sẽ mở rộng diện tích trồng sen lên 900 ha. Các mô hình trồng sen không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.

Khoảnh khắc cuộc sống: Sen Bách Diệp – Hương sắc Hồ Tây

Màu sắc thanh nhã, hương thơm tinh khiết, Sen Bách Diệp từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người Hà Nội. Tháng 5, 6 là lúc Sen Bách Diệp vào mùa rực rỡ nhất. Sen Bách Diệp có bông lớn, khi nở sẽ to như hai bàn tay. Mỗi bông sen bách diệp có trung bình khoảng 100 cánh và khoảng 400 nhụy.

Trà sen Hương Thủy – Trà sen Tây Hồ chính hiệu

Trà sen Hương Thủy được ướp trong những bông hoa sen tươi hay còn gọi là trà sen xổi, giúp cho trà khi pha có hương sen tươi mới, hòa quyện được vị ngọt, vị chát của trà và gạo sen tươi, dành cho những ai yêu thích hương vị tự nhiên của sen Tây Hồ.

Nâng tầm giá trị cho Sen Hồ Tây

Quận Tây Hồ được thiên nhiên ban tặng một loài sen quý là sen Bách Diệp. Sen Bách Diệp đã có thời gian tồn tại rất lâu dài và nhân dân Tây Hồ cũng đã có nghề làm sen truyền thống từ xa xưa. Thế nhưng 10 -15 năm trở lại đây, cùng với quá trình đô thị hóa, các đầm sen đã phần nào bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm của môi trường, nguồn nước nên khó phát triển. Xác định được việc phải bảo tồn cũng như duy trì sen Bách Diệp của Tây Hồ trong lộ trình phát triển kinh tế cũng như du lịch sinh thái của quận, từ đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Trung tâm khuyến nông của thành phố đã triển khai Đề án khôi phục và phát triển đối với nghề trồng sen Bách Diệp của quận. Qua một thời gian thí điểm, đề án đã cho kết quả rất khả quan.

Khôi phục 'Bát cảnh Tây Hồ': Đánh thức vẻ đẹp của 'nàng Tây Thi' Bài cuối: Hình thành trục không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ

Trao đổi với phóng viên Báo Hànôịmới, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, quận đang từng bước triển khai những mục tiêu quan trọng tại Nghị quyết số 10-NQ/QU ngày 10-4-2022 của Quận ủy về phát triển công nghiệp văn hóa; coi đây là động lực, mục tiêu xây dựng Tây Hồ trở thành nơi người dân có môi trường sống 'xanh' và phát triển theo hướng bền vững.

Mùa sen Bách Diệp

Tháng 6 âm lịch là lúc những đầm sen Bách Diệp ở Hà Nội vào mùa rực rỡ.

Bảo tồn và phát huy chuỗi giá trị đặc sắc từ hoa sen Việt Nam

Hà Nội hiện có nhiều đặc sản tinh túy được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là nét văn hóa đặc sắc của người Hà Thành, trong đó có 18 sản phẩm từ cây sen là sản phẩm OCOP.

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.

Hà Nội nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc từ cây hoa sen

Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng; tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Ở Việt Nam có nhiều địa phương trồng cây hoa sen nổi tiếng, trong đó không thể không nhắc tới sen Bách Diệp (TP Hà Nội).

Dự kiến xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

20h hôm nay (12-7), Lễ hội Sen Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội).

Giới trẻ Hà Thành thức đến 3 giờ sáng ngắm sen Bạch Diệp Hồ Tây

Những ngày gần đây tại khu vực hồ sen Đầm Đông (Tây Hồ, Hà Nội), trở thành điểm 'hút' giới trẻ, thậm chí nhiều bạn trẻ còn thức đến 3 giờ sáng để chiêm ngưỡng sen Bạch Diệp.

Sen Bách Diệp Hồ Tây - mang sắc hương thanh khiết của đất trời

Nói đến loài hoa đặc trưng của mùa Hè không thể không nhắc đến hoa sen và nhắc đến sen Hà Nội trong tâm trí của rất nhiều người đó chính là vẻ đẹp hương sắc của sen Hồ Tây hay sen Bách Diệp Hồ Tây.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại: Phát huy giá trị kinh tế, văn hóa đặc sắc của sen Hà Nội

Hà Nội có các vùng trồng sen trải rộng ở nhiều quận, huyện, thị xã. Không chỉ làm nên nét đẹp rất riêng của Thủ đô, sen còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

'Tài sản' của người Hà Nội

Sen đã rộ giữa cái nắng oi nồng nơi phố thị. Những chiếc xe bán rong chở sen len vào ngõ nhỏ, phố nhỏ làm người ta nhớ một thuở 'gánh hàng hoa' đất Kinh kỳ xưa.

Xây dựng, quảng bá thương hiệu Sen Tây Hồ góp phần nâng tầm du lịch Thủ đô

Xây dựng tour, tuyến mới gắn với sản phẩm Sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ nhằm quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch bền vững địa phương được kỳ vọng góp phần nâng tầm du lịch Thủ đô.

Nâng tầm giá trị của hoa sen trong cuộc sống hiện đại

Hôm nay, ngày 4/7 tại trụ sở UBND quận Tây Hồ Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Phát huy giá trị của Sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay'. Sự kiện do Báo Hà Nội mới phối hợp với UBND quận Tây Hồ, Sở NN-PTNN Hà Nội tổ chức. Buổi giao lưu quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nghệ nhân,... cùng đóng góp, chia sẻ với mong muốn nâng tầm cây sen trong cuộc sống hiện đại.

Sẵn sàng cho Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Lần đầu tiên tổ chức, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra từ ngày 12 đến 16-7, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc để tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế - xã hội.

Sen Bách Diệp ở hồ Tây đua nhau bung nở sau 2 tháng trồng khôi phục

Hiện tại, những cây sen Bách Diệp ở hồ Tây, TP Hà Nội đang trong thời điểm nở rộ sau khoảng 2 tháng trồng khôi phục, sẵn sàng hòa chung không khí lễ hội hoa sen tại Thủ đô sắp diễn ra vào tháng 7 tới.

Nhân rộng những vùng sen Hà Nội

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương hỗ trợ nông dân khôi phục, đưa những giống sen mới (Bách Diệp, Quan âm, Cung đình trắng…) vào sản xuất. Các mô hình này không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.

Hà Nội mùa sen trăm cánh

Tháng 5 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm mùa sen nở rộ nhất trên khắp các khu đầm quanh Hà Nội. Giữa màu xanh thẫm của lá, từng đóa hoa sen đầu mùa khoe sắc hồng, trắng dịu dàng, đẹp mắt.

Sen trăm cánh Hồ Tây rực rỡ trong nắng

Nụ sen hình cầu, lúc nở, bông to bằng hai bàn tay úp vào nhau và khoe sắc đến nửa tháng vẫn không tàn... Những đầm hoa sen trăm cánh này là điểm check in lý tưởng cho các bạn trẻ ở Hà Nội.

Ngắm vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen Tây Hồ nở sớm

Mùa sen ở hồ Tây (Hà Nội) thường nở rộ đẹp nhất bắt vào đầu tháng 6, năm nay từ giữa tháng 5 một số loại sen đã khoe sắc sớm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chụp ảnh.

Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội sen quy mô lớn

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 5 ngày của tháng 7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất | Hà Nội tin mỗi chiều

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hàng nghìn mầm sen Bách Diệp được trồng khôi phục tại Hồ Tây như thế nào?

Mấy ngày qua, tại khu vực hồ Đầm Đông và Thủy Sứ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Hàng nghìn mầm sen Bách Diệp giống được trồng mới sau khi những hồ này được hút cạn nước để cải tạo lớp bùn đáy hồ. Việc khôi phục loài sen này để nhằm phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại Tây Hồ - Hà Nội.

Khôi phục Sen Bách Diệp ở Hồ Tây

Nhằm hướng tới lễ hội sen và nghề làm trà sen truyền thống, mới đây, hàng nghìn mầm sen Bách Diệp đã được trồng ở hồ Đầm Đông để phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại Tây Hồ - Hà Nội.

Sen Bách Diệp 'tái xuất' ở hồ Đầm Đông

Hàng nghìn mầm sen Bách Diệp được trồng ở hồ Đầm Đông sau cải tạo nhằm khôi phục sen Tây Hồ hướng tới lễ hội sen và nghề làm trà sen truyền thống.

Ao, đầm cạnh Hồ Tây cạn trơ đáy: Khi nào bơm nước trở lại?

Lãnh đạo phường Quảng An cho biết, khu vực ao, đầm được rút cạn nước để phục vụ công tác trồng sen.