Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT - TKCN và PTDS) tỉnh Khánh Hòa, thời điểm 11 giờ ngày 27-10, trên địa bàn tỉnh có 14 hồ chứa nước đang xả điều tiết lũ, trong đó có 7 hồ chứa nước vận hành điều tiết và 7 hồ còn lại chảy qua tràn.
Xét thấy những quyết định liên quan việc xử lý thu hồi, bồi thường đất của các cơ quan chức năng TP Phú Quốc là trái luật, TAND tỉnh Kiên Giang mới đây đã tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần những quyết định này để trả lại đất cho người dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang chỉ đạo nghiên cứu, định hướng khả năng nâng cấp, cấp nước lâu dài cho hồ Suối Lớn khi quy mô dân số và khách du lịch Phú Quốc tăng; đảm bảo an toàn khi vận hành.
Anh Trần Thanh Vũ (sinh năm 1979) - hội viên Chi hội Cựu chiến binh ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) thực hiện mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới kết hợp mở quán ăn sinh thái, thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Bắt nguồn từ núi Hòn Gầm, suối Giá - đoạn chảy qua địa phận xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, gắn kết với những giá trị lịch sử, văn hóa mãi được lưu truyền.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của Phú Quốc (Kiên Giang) đã chỉ rõ: Sẽ xây dựng thành phố Phú Quốc đạt đô thị loại I vào năm 2025, trở thành thành phố du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế.
Đợt mưa lũ cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trước khó khăn chồng chất cho dịch bệnh và lũ lụt, các tỉnh Bình Định, Phú Yên đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khắc phục hậu quả.
Những vị trí được khai thác khoáng sản trên dòng suối Lớn, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) gây ra cảnh sạt lở, ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, những tác động làm thay đổi dòng chảy đã khiến tình trạng sạt lở tại đây ngày càng nghiêm trọng.
Mua lại HUD Kiên Giang sẽ giúp Tân Á Đại Thành mở rộng quỹ đất, đặc biệt ở đảo ngọc Phú Quốc, đồng thời lấn sân sang lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, gồm đá và xi măng.
Đảo ngọc Phú Quốc nhạt nhòa trong ánh hoàng hôn. Thứ ánh sáng ở bên kia mỏm núi hắt qua không đủ sức làm bừng lên cây rừng lá biếc. Ở sườn bên này, xe lừ đừ vượt dốc tiến lên.
Trong đợt xét, đánh giá sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đợt 1 năm 2021, Đồng Nai có thêm 26 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 4 sao. Trong đó, nhiều đặc sản địa phương đã tham gia và được công nhận sản phẩm OCOP như: xoài Suối Lớn, tiêu Xuân Thọ (H.Xuân Lộc); bưởi đường lá cam (H.Vĩnh Cửu); gà thảo mộc, trứng gà thảo mộc, khô cá kìm (H.Định Quán); sầu riêng đông lạnh (H.Cẩm Mỹ)...
Chiều 17-3, Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã có buổi thẩm định, đánh giá các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2021.
Sau khi sở hữu lô cổ phần trị giá gần 1.200 tỉ đồng của CTCP Đầu tư Phát triển HUD Kiên Giang, nhà đầu tư trúng thầu có thể sở hữu quyền sử dụng đất và phát triển 2 dự án là Khu du lịch sinh thái Bãi Chén – huyện Kiên Hải và Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc.
Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP, trên diện tích 210 ha, mỗi năm Hợp tác xã xoài Suối Lớn, tỉnh Đồng Nai cung cấp ra thị trường khoảng 6.300 tấn xoài, thu về 20 tỷ đồng/năm.
Nhằm tạo cảnh quan môi trường, đường đi thông thoáng, nhiều tháng nay, Đảng ủy, UBND Xã Dương Tơ (Phú Quốc, Kiên Giang) đã triển khai thực hiện xây dựng nhiều tuyến đường văn minh. Với thiết bị chiếu sáng, cây xanh, camera an ninh,... Xã Dương Tơ đang tạo một điểm nhấn mới trong việc hướng tới góp phần xây dựng một Đảo Ngọc xanh sạch đẹp.
Từ vùng đất 'mưa bom, bão đạn' năm xưa, H.Xuân Lộc giờ đây đã trở thành vùng đất trù phú với nhiều tỷ phú, triệu phú ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, những khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã có hàng ngàn doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Hằng năm, các khu du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh của huyện cũng thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan.
Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại Phú Quốc đang bị buông lỏng dẫn đến xảy ra nhiều vi phạm cần xử lý dứt điểm.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, nếu thời tiết không có mưa bổ sung, sau khi kết thúc vụ đông xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh chỉ có 6 hồ chứa đủ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất hè thu 2020 là: Hoa Sơn, Tà Rục, Suối Hành, Tiên Du, Đồng Bò và Suối Sim. Các hồ còn lại với mức nước thấp chỉ ưu tiên phục vụ cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị cao.
Vài năm nay, nhờ ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nhiều nông dân ở huyện Xuân Lộc đã thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với thực trạng nguồn nước hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh, thành ngay từ bây giờ cần cân đối nước hợp lý, đề phòng hạn hán, thiếu nước vào năm sau. Ở Khánh Hòa, các kịch bản ứng phó đã được lên chi tiết.