Hệ thống hạ tầng khung cho phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN) vừa thiếu và yếu là vậy, nhưng không thể khắc phục một sớm một chiều. Ngoài những nguyên nhân do đơn vị đầu tư hạ tầng KCN còn lơ là, chưa chú trọng thực hiện đầu tư theo quy định, thì phần lớn các nguyên nhân là do lỗi hệ thống, xuất phát từ nhiều phía...
Khi được rà soát tổng thể, nhiều sở, ngành, đơn vị liên quan ở Thanh Hóa mới ngỡ ngàng trước sự 'sơ khai', yếu kém, thậm chí là... chưa có gì trong việc xây dựng hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hạ tầng muốn hoàn thiện theo quy định lại gặp không ít vướng mắc phát sinh cần được tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cũng bị 'vạ lây', chưa kể năng lực PCCC chung cho toàn KCN vẫn còn là những dấu hỏi...
Với vị trí đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài, Thanh Hóa đang có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước. Không chỉ tạo kỳ vọng gia tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp cũng sẽ là cơ hội và tiềm năng lớn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN).
Từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do thị trường, đơn hàng sụt giảm mạnh. Để duy trì ổn định sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, linh hoạt tìm kiếm thị trường.
Nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc cho các Doanh nghiệp (DN), đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị gặp gỡ DN tỉnh Thanh Hóa 2023. Hội nghị do đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Hàng trăm doanh nghiệp ở Thanh Hóa cho biết, trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do 'bão giá', các quy định nghiêm ngặt về PCCC, vốn vay.
Tại hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp phản ánh việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy (PCCC) cứng nhắc khiến nhiều doanh nghiệp bị đình chỉ, dừng hoạt động.
Sáng 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023 với sự tham gia của hơn 400 đại biểu.
Sáng 31-3, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp (DN) năm 2023 với chủ đề: 'Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững' .
Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa, các dự án khu công nghiệp trên địa bàn có tiến độ thực hiện rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.
...hiện các DN tại đây đang gặp nhiều khó khăn do các vướng mắc trong quy định phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và quy hoạch bó hẹp của KCN.
Nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu thi công 5 khu tái định cư tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là liên danh Việt Hùng - Hoàn Giang - Sun Việt, với giá trúng thầu 96,294 tỷ đồng.
Thanh Hóa có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, tuy nhiện mới chỉ có hạ tầng kỹ thuật - giai đoạn 1 Khu công nghiệp Lễ Môn (thành phố Thanh Hóa) là hoàn thiện hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy, đã được thẩm duyệt và nghiệm thu. Tất cả các khu công nghiệp khác đều chưa hoàn thiện hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy do chưa đúng, đủ yêu cầu hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nên chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định mới.
Trước yêu cầu cấp bách trong phòng cháy, chữa cháy hiện nay, ngày 3/1/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới. Ngày 15/1/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND để triển khai nhiệm vụ trong phòng cháy chữa cháy tới tất cả các cấp từ tỉnh tới cơ sở.
Rất nhiều kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã được đưa ra tại hội nghị tháo gỡ khó khăn trong công tác sản xuất, kinh doanh.
Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành 'đòn bẩy' thúc đẩy phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh này. Tuy nhiên, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế...
Sáng 21/3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trước yêu cầu cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện nay, ngày 3-1-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Ngày 15-1-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND để triển khai nhiệm vụ trong công tác PCCC tới tất cả các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Quan điểm chung vẫn phải đặt sự an toàn PCCC của DN lên hàng đầu, vơímục tiêu mới được đặt ra là 'Từng nhà máy, xí nghiệp, DN an toàn'. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, có thể xem xét giãn lộ trình thực hiện một số quy định, cùng kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nhìn nhận sửa đổi nhiều nội dung áp dụng, hay có thêm nhiều giải pháp thực hiện để hài hòa với sự phát triển của DN, nhất là cơ chế cụ thể cho những khu, cụm công nghiệp đã tồn tại lâu đời?
Trong hàng trăm doanh nghiệp (DN) vừa bị xử phạt hay buộc phải đóng cửa ngừng sản xuất, có rất nhiều đơn vị vẫn có hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hoạt động bình thường. Có những quy định mới áp dụng, DN chưa thể thực hiện được ngay do điều kiện thực tế, hoặc phải phá đi tất cả để xây dựng lại cơ sở sản xuất... Cũng có những nguyên nhân bị phạt nhưng không hoàn toàn đến từ DN.
Từ cuối năm 2022, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành rà soát việc đáp ứng tiêu chí phòng cháy, chữa cháy (PCCC) mới đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng trăm doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã phải ngừng hoạt động vì không đáp ứng các quy định mới về PCCC. Để hoạt động trở lại, các DN phải đầu tư, bổ sung các hạng mục và được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thực tế không dễ dàng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến các DN đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Chiều 8-3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo kết quả tháo gỡ khó khăn trong đầu tư hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC), công tác PCCC của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN): Bỉm Sơn và Đình Hương - Tây Bắc ga giai đoạn 1.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (BQL KKTNS và các KCN), Công an tỉnh, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ trình phê duyệt phương án khắc phục, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sớm hoàn thành đầu tư công trình PCCC, nghiệm thu đi vào hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị lắng nghe báo cáo giải quyết đề nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tháo gỡ khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp (KCN) Tây Bắc Ga.
Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chưa tập trung rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành và thực hiện đầu tư kịp thời đối với hạng mục hạ tầng phòng cháy chữa cháy tại các khu vực do đơn vị quản lý theo quy định hiện hành...
Quá trình đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tại Thanh Hóa bộc lộ nhiều vấn đề bất cập từ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy (PCCC) dẫn tới các doanh nghiệp thuê đất tại đây kêu trời. Khi các quy định về PCCC bị siết chặt, nhiều đơn vị bị xử phạt, đình chỉ hoạt động.
Sáng 7-2, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp về tháo gỡ khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của các doanh nghiệp (DN) tại Khu công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga; rà soát tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Tây Bắc Ga và KCN Bỉm Sơn.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất nỗ lực cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Thời gian qua, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm, chế độ thất nghiệp đối với lực lượng lao động bị mất việc... góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt là lao động hồi hương.
Kết thúc năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ, bằng 103,5% kế hoạch. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực, linh hoạt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và là động lực để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong năm 2023.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 doanh nghiệp vì đã đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định xử phạt nhiều doanh nghiệp do vi phạm hành chính về công tác phòng cháy và chữa cháy.
Suốt 20 năm qua trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa bỏ hoang, gây lãng phí dù đã hoàn thiện gần 80% khối lượng công trình.
Vấn nạn đổ trộm rác thải quanh Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa xảy ra suốt nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động do chưa thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, tuy nhiên, Công ty TNHH Thương mại Long Anh và Công ty CP phân bón Thiên Nông tại Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) vẫn ngang nhiên hoạt động.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 228.076 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thuộc diện phải ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31-10-2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa về 'Huy động nội lực phát triển kinh tế', diện mạo TP Thanh Hóa ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh.
Năm 2022 toàn tỉnh xây dựng kế hoạch thành lập mới 3.000 doanh nghiệp (DN). Ngay từ đầu năm các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai sớm các giải pháp hỗ trợ thành lập DN mới. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.
Theo thống kê từ Sở Công Thương, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Không chỉ là một đối tác đầu tư quan trọng, Hàn Quốc còn là một trong những đối tác thương mại lớn của Thanh Hóa. Trong sự tăng trưởng đột phá của tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa của tỉnh những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của Hàn Quốc - đối tác lớn thứ 4 của các doanh nghiệp XK tỉnh Thanh.
Những năm gần đây, nhờ việc tích cực hội nhập kinh tế thế giới nên tình hình xuất khẩu (XK) của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ. Theo phân tích của Sở Công Thương, sự khởi sắc của lĩnh vực XK không chỉ đánh dấu việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong tỉnh, mà còn là sự chủ động mở rộng, đa dạng hóa thị trường XK của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Với tinh thần lạc quan, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thanh Hóa đã ra quân với hy vọng một năm mới thành công.