Từ ngày 22-7, thí sinh trên cả nước đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Đây là năm đầu tiên các em đăng ký nguyện vọng sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nắm rõ quy định liên quan trong khâu đăng ký nguyện vọng để thực hiện đúng, bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao là điều các thí sinh cần lưu ý. Các nhà trường cũng đang khẩn trương triển khai các phần việc liên quan, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, năm học 2022-2023, học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10 trên cả nước sẽ học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới. Chọn sách giáo khoa phù hợp để đưa vào giảng dạy ở các nhà trường là khâu quan trọng đã, đang được ngành Giáo dục triển khai bài bản và giáo viên được xác định là lực lượng chủ chốt. Mục tiêu là phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả.
Nhằm thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh, các trường học trên cả nước đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức dạy học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Cùng với các địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp, nỗ lực đưa học sinh trở lại trường học an toàn, duy trì bền vững việc dạy học trực tiếp, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Bên cạnh việc nâng cao kiến thức, kỹ năng để học sinh tự giải quyết những tình huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống, việc triển khai công tác xã hội trong trường học còn nhằm kết nối các nguồn lực từ cộng đồng để cùng hỗ trợ, bảo vệ học sinh trước các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực… Dù mới được triển khai từ năm 2018, song mô hình công tác xã hội đã cho thấy hiệu quả tích cực, kịp thời gỡ nhiều 'nút thắt' cho học trò, góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
Thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022. Thêm phương thức tuyển sinh để tăng cơ hội, tạo thuận lợi cho học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là giải pháp, cũng là mục tiêu của các đơn vị. Học sinh cần nắm rõ những điểm mới trong phương thức tuyển sinh đại học năm 2022 để chủ động chuẩn bị, có định hướng ôn tập hiệu quả.
Chỉ vài tháng nữa, cùng với học sinh cả nước, hơn 82.000 học sinh lớp 12 của các trường học thuộc thành phố Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học đã và đang tận dụng tối đa khoảng 'thời gian vàng' để tổ chức dạy học trực tiếp và sẵn sàng chuyển trạng thái dạy học theo cấp độ của dịch bệnh, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn, giúp các em vững tâm trước các kỳ thi và tuyển sinh.
Ngày 26-7, thí sinh trên cả nước đã biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, đợt 1. Đây là căn cứ quan trọng để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng... Với việc được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 3 lần (mọi năm chỉ được 1 lần), năm nay thí sinh có nhiều thuận lợi hơn, để tăng cơ hội trúng tuyển. Phân tích phổ điểm, cập nhật thông tin từ các trường và ghi nhớ quy chế là điều thí sinh cần lưu ý.
Ngày 4-7, 188 điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 trên địa bàn Hà Nội hoàn thành công tác diễn tập phòng, chống dịch Covid-19 với sự tham gia của 100% thành viên. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc của Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố. Việc diễn tập đã giúp cho các thành viên kiểm soát tốt tình hình để chủ động ứng phó. Ghi nhận chung, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn ở mọi khâu.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ ngày 4-5, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã chuyển sang dạy học trực tuyến. Đợt dịch lần này diễn biến phức tạp vào lúc nhiều trường chưa hoàn thành việc kiểm tra, đánh giá cuối năm học 2020-2021, khiến phụ huynh lo lắng. Chung sức khắc phục khó khăn, hỗ trợ tối đa cho học sinh để hoàn thành 'nhiệm vụ kép' là bảo đảm an toàn, dạy học chất lượng, đúng tiến độ đang được ngành Giáo dục Hà Nội quyết tâm triển khai với nhiều giải pháp.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8-7. Cùng với các địa phương trên cả nước, thành phố Hà Nội đang khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi bằng tinh thần nghiêm túc, công bằng, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh, quyết tâm nâng tỷ lệ tốt nghiệp, giảm số vi phạm quy chế.