Bài 2: Hành trình đánh thức mọi giác quanHành trình đến Tủa Chùa mang đến trải nghiệm độc đáo với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa phong phú của các dân tộc nơi đây. Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang xanh mướt đến dòng Đà Giang mùa thu trong vắt. Tất cả hòa quyện tạo nên một không gian tuyệt đẹp. Âm thanh của thiên nhiên như tiếng gió, nước chảy, chim hót; thưởng thức ẩm thực địa phương và tham gia lễ hội… sẽ đánh thức mọi giác quan du khách.Bài 1: Từ hoàng hôn đến bình minh
Sau rà soát ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để thực hiện 4 dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai khẩn cấp, cấp bách cần thực hiện ngay trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
UBND tỉnh Điện Biên vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung thêm 4 dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai khẩn cấp cần thực hiện ngay từ nay đến năm 2025.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại cụm Háng Khúa, thôn Páo Tỉnh Làng II, xã Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa) đã xuất hiện các vết nứt có nguy cơ cao gây sạt lở, đe dọa trực tiếp tới 20 hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực trên.
Khi đang đỗ tại chợ phiên xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, một xe khách bốc cháy dữ dội.
Vào khoảng 5 giờ sáng nay (17/9), tại xã Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa), xe khách 24 chỗ ngồi mang biển kiểm soát 27B – 003.15 (chạy hướng Tả Sìn Thàng – Điện Biên) đang đỗ trước cửa nhà phát nổ và bốc cháy. Thời điểm xảy ra cháy trên xe không có người và hàng hóa.
Tủa Chùa có 3/4 diện tích là núi đá tai mèo; bằng sự chăm chỉ, sáng tạo khéo léo của cộng đồng các dân tộc nơi đây, cao nguyên đá được thổi bừng sức sống với từng vạt nương, vạt ruộng tươi tốt xen lẫn đá tai mèo.
Mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và gây thiệt hại đến hạ tầng giao thông dân. Ngay từ đầu mùa mưa, ngành Giao thông vận tải tỉnh đã tích cực phối hợp với chính quyền cấp huyện, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ thường trực nhân lực, vật lực, sàng ứng phó và kịp thời khắc phục sự cố trên các tuyến giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trong mùa mưa lũ.
Ngày 16/8, UBND huyện Tủa Chùa phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý 'Tủa Chùa' cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa.
Tỉnh Điện Biên có 129 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 95 xã đặc biệt khó khăn, 29 xã biên giới. Những năm qua Hội đồng Nhân dân (HĐND) các xã, phường, trị trấn (gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng song vẫn còn những hạn chế về tổ chức, thẩm quyền, năng lực, hoạt động của đại biểu chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì vậy, để nâng cao chất lượng HĐND cấp xã đòi hỏi nhiều giải pháp, cơ chế phù hợp để thực sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
Cao nguyên đá Tủa Chùa là một điểm đến đặc biệt của tỉnh Điện Biên, được mệnh danh là 'tiểu Hà Giang' ở miền đất xa xôi, hoang vắng.
Mưa lớn kéo dài liên tục trên diện rộng tại huyện Tủa Chùa từ ngày 11-13/6 đã khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân.
Tủa Chùa nổi tiếng với chè shan tuyết cổ thụ. Những năm gần đây, chè Tủa Chùa đã xây dựng được thương hiệu và dần chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài tỉnh. Đời sống người dân trồng chè cũng được nâng lên, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phương. Thế nhưng người dân trồng chè nơi đây cũng đang bấp bênh với thời tiết, giá cả như vị chát ngọt của chè shan tuyết.
Những mỏm đá đen san sát, trải dài khắp các thung lũng, triền đồi trên cao nguyên đá Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) tạo nên khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ, hấp dẫn du khách ưa thích du lịch trải nghiệm và mạo hiểm.
Tủa Chùa là huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, nằm cách thành phố Điện Biên Phủ gần 130km. Nơi đây có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi có độ dốc lớn nên giao thông khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển.
Tủa Chùa là huyện thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa nắng nóng. Điều này khiến đời sống người dân, học sinh gặp nhiều khó khăn, sinh hoạt bị đảo lộn. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nên người dân mong muốn cần có biện pháp khắc phục dứt điểm.
Dịp lễ 30/4 - 1/5 là thời điểm bắt đầu kỳ nghỉ mùa hè sôi động hàng năm. Các doanh nghiệp, điểm đến du lịch luôn coi đây là thời điểm 'vàng' và đều chuẩn bị kỹ lưỡng để thu hút, làm hài lòng mọi du khách.
Những năm qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương nắm tình hình địa bàn, tổ chức nhiều đợt tuần tra, bảo vệ rừng. Qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng, hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn.
Ngày 3/4, Tổ công tác số 2, đoàn giám sát HĐND tỉnh do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Giàng Thị Hoa làm tổ trưởng đã thực hiện giám sát tại huyện Tủa Chùa về việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp; chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2019 - 2023.
Đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 23 - 27/1 trên địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã làm 23 con trâu, bò bị chết. Tổng thiệt hại ước trên 300 triệu đồng.
Đợt rét đậm, rét hại từ ngày 23 - 27/1 trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã làm 23 con trâu, bò bị chết; tổng thiệt hại ước trên 300 triệu đồng. Trâu bò chết tập trung tại các xã vùng cao có nền nhiệt độ xuống thấp dưới 5 độ C vào ban đêm và sáng sớm, như: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Lao Xả Phìn.
Từ lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú, huyện Tủa Chùa đã có sự định hướng dài hạn, tầm nhìn với khát vọng 'hiện thực hóa' mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.
Thực hiện công tác bình đẳng giới, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, góp phần nâng cao vị thế của nữ giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), hướng tới đời sống hôn nhân bền vững, hạnh phúc, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đã được ngành Dân số tỉnh tập trung đẩy mạnh.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tủa Chùa có một số tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng sử dụng đất không hiệu quả, không đúng mục đích, nhiều vị trí đã bị bỏ hoang và hết thời hạn cho thuê đất mà không được gia hạn. Mặc dù sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, nhưng đến nay một số thửa đất của các tổ chức vẫn chưa bị xử lý, thu hồi.
Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma túy trên mảnh đất Mai Châu (Hòa Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.
Tỉnh Ðiện Biên có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó một số sản phẩm đã khẳng định được chất lượng, tạo thương hiệu trên thị trường nông sản Việt Nam. Với nhiều tiềm năng, những năm gần đây, các huyện trong tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình, dự án nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Trên địa bàn huyện Tủa Chùa hiện có 2 phòng khám đa khoa (PKÐK) khu vực tại 2 xã Xá Nhè và Tả Sìn Thàng. Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các PKÐK khu vực đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, trở thành địa chỉ được nhân dân các dân tộc vùng cao tin tưởng và lựa chọn khi gặp các vấn đề về sức khỏe.
Đến Tủa Chùa vào Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện năm 2023, ngoài khám phá khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ và huyền bí, du khách còn được tham quan, tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp, thủ công, OCOP tiêu biểu tại các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm địa phương. Hoạt động trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số là điểm nhấn của tuần lễ, mang đến một không gian văn hóa độc đáo, thú vị, rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc vùng cao.
Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, đưa điện lưới quốc gia đến các bản vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đời sống của người dân từng bước thay đổi, nâng cao về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn những 'vùng lõm' về lưới điện quốc gia. Ðây là lực cản lớn đối với công tác giảm nghèo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Trong khuôn khổ các hoạt động tại Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, tại Sân vận động huyện Tủa Chùa đã diễn ra nhiều hoạt động thể thao hấp dẫn, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cùng quần chúng nhân dân đăng ký tham gia.
Mùa lúa chín vàng, những thửa ruộng bậc thang Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên giống như bức tranh thiên nhiên sống động, mang lại một vẻ đẹp ngỡ ngàng, khó ai có thể rời mắt.
Tủa Chùa là huyện có nhiều chợ phiên nhất tỉnh, gồm: Chợ phiên Xá Nhè, chợ phiên Tả Sìn Thàng và chợ đêm thị trấn Tủa Chùa. Ðây là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần, là nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Những năm qua, huyện Tủa Chùa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác bảo tồn, tuyên truyền, quảng bá, phát huy hình ảnh chợ phiên gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
Theo Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Ðiện Biên về rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDÐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Tủa Chùa phải hoàn thành giao gần 16.500ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Ðể hoàn thành mục tiêu, huyện Tủa Chùa chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã phối hợp, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, do người dân sử dụng thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (như nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...); hoặc ăn uống ở những cửa hàng, cơ sở kinh doanh không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với người dân khi vô ý sử dụng thực phẩm từ tự nhiên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, để lại di chứng nặng nề, hoặc làm mất đi tính mạng của chính mình.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan phong phú, nền văn hóa đa dạng, Ðiện Biên có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, mang lại hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân. Thực tế cho thấy, trong những năm trở lại đây, loại hình du lịch này đang có bước phát triển và dần hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh...
Từ bao đời nay, đối với đồng bào vùng cao, mỗi phiên chợ không chỉ là địa điểm buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn nơi gặp gỡ, giao lưu, kết bạn. Cũng với ý nghĩa quan trọng như thế, chợ phiên Xá Nhè luôn là một kho tài sản tinh thần vô giá đối với đồng bào các dân tộc ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Trong hai ngày 8-9/9, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các bác sĩ ghi nhận khoảng gần 30 người ngộ độc, đều liên quan tới ăn bún.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghi ngờ do ăn bún tươi của một cơ sở sản xuất trên địa bàn phường Tân Thanh, TP. Điện Biên Phủ. May mắn là đến thời điểm này, sức khỏe các trường hợp ngộ độc đều đã ổn định trở lại. Đây có thể xem là hồi chuông cảnh báo đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng...
Liên tiếp xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm; đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Trong 2 ngày 8, 9/9, đã có 26 người ở Điện Biên phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ăn bún.
Liên quan đến vụ ngộ độc nghi ăn bún ở địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên). Ngày 9/9, đã có 11 người phải nhập viện cấp cứu. Đến nay, sau 2 ngày 8 - 9/9, đã có 26 người ngộ độc.
Một vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến bún lại vừa xảy ra trên địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên). Đây là số bún có liên quan đến cơ sở sản xuất trên địa bàn phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ vừa bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng sản xuất để xác minh làm rõ trong tối 8/9.
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, trong ngày 9/9, Trạm Y tế xã Tả Sìn Thàng, Phòng khám Đa khoa khu vực Tả Sìn Thàng đã ghi nhận 11 trường hợp (10 trường hợp tại xã Tả Sìn Thàng, 1 trường hợp tại thôn Huổi Lực, thị trấn Tủa Chùa) nghi ngờ ngộ độc thực phẩm; trong đó có 4 trẻ em.
Tại huyện vùng cao Tủa Chùa, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học đã và đang lan tỏa rộng khắp. Nhiều gia đình, dòng họ hiếu học tiêu biểu xuất hiện, trở thành tấm gương điển hình trong cộng đồng. Từ đó, khơi dậy và thắp sáng thêm những 'ngọn lửa' tinh thần hiếu học của các gia đình, dòng họ; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tủa Chùa còn 8 thôn, bản và nhiều nhóm dân cư với 1.715 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Với mục tiêu 100% người dân các thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia, thời gian qua các cấp, ngành tỉnh và chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực, phối hợp đầu tư phát triển lưới điện nông thôn.
Theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉnh Sơn La có 10.995/11.030 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,68%. Tỉnh Điện Biên cũng có tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT tăng 0,27%.
Sáng nay, trên toàn quốc công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tại tỉnh ta, sau khi điểm thi được công bố, ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin: 'Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2023 của Điện Biên đạt 99,51%, tăng 0,27% so với năm trước'.
Mặc dù liên tiếp xảy ra mưa lớn, nguy cơ sạt lở, ách tắc giao thông cao, song Điện Biên vẫn hoàn thành công tác vận chuyển đề thi an toàn.
Trong ngày 26 và 27-6, một số khu vực miền núi Tây Bắc có thể tiếp tục có mưa, gây nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất núi và ngập úng.